Phong thủy bát trạch – Hướng tốt xấu theo tuổi
Trong thuật Phong thủy hiện nay có những trường phái đang được lưu truyền như:
- Bát trạch Minh cảnh.
- Dương trạch tam yếu.
- Huyền không học.
- Hình lý khí (hay còn gọi là phái Loan đầu) Ngoài ra còn có rất nhiều những phương pháp ứng dụng khác còn lưu truyền trong dân gian liên quan đến phong thủy, như thuật yểm đất, trấn trạch, các phương pháp ứng dụng như Dịch Phong thủy, dùng hình tượng quẻ…
Sơ lược một số trường phái trong Phong thuỷ
1. Phái Bát trạch Minh cảnh: Phương pháp ứng dụng trong Bát Trạch Minh Cảnh, người ta xét đến mối quan hệ giữa chủ nhà và hướng nhà, mà không xem xét sự tốt xấu của cấu trúc ngôi nhà và vận nhà trong tương quan thời gian. Trường phái này lấy năm sinh của gia chủ phối Bát quái và liên hệ với tám hướng để định cát hung – tốt xấu giữa căn nhà với người ở trong nhà. Trường phái này quan niệm rằng chính hướng phía trước nhà và hướng sau (Sơn) nhà là những yếu tố căn bản quyết định tốt xấu. Ngoài ra các hướng cửa phòng, bếp cũng liện hệ giữa sơn hướng với cung phi bản mệnh của gia chủ. Tóm lại: Phái Bát trạch nghiên cứu quan hệ giữa NĂM SINH của CHỦ NHÀ với VỊ TRÍ TỌA (hoặc HƯỚNG) của ngôi nhà. Yếu tố THỜI GIAN không ảnh hưởng đến việc xác định Bát trạch.
2. Phái Dương trạch tam yếu: Tương truyền là do Triệu Cửu Phong đời nhà Tống biên soạn. Phái này cho rằng 3 yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến sự vượng suy của chủ nhà, đó là đại môn (Cửa chính), phòng chủ và bếp. Ngoài ra, Dương trạch tam yếu lấy bát quái trong Dịch học để biến quái trong phương pháp phiên tinh du niên cho những ngăn phòng theo một quy luật nhất định. Nên coi trọng sự phân phòng, buồng trong ngôi nhà qua phương pháp trên để định cát hung, tốt xấu.
3. Phái Hình Lý khí Loan đầu. Xem xét hình thể ngôi nhà trong mối tương quan cảnh quan môi trường để luận đoán cát hung. Phái này không đặt vấn đề trạch và hướng nhà cũng như cấu trúc bên trong như phái Bát trạch và Dương trạch. Trường phái này lấy cảnh quan môi trường của căn hộ làm yếu tố căn bản để nhận xét luận đoán cát hung, tốt xấu cho căn hộ. Cảnh quan môi trường cũng dựa trên phương vị la kinh, để phân tích cát hung, như đường nước chảy (Thủy Pháp), vị trí núi, sông, hồ cảnh quan ở phương vị khác nhau so với ngôi nhà sẽ có tác dụng khác nhau.
4. Phái Huyền không học: Nội dung phương pháp của trường phái này căn cứ trên những quy ước về sự vận động của cửu tinh trên 9 phương vị (8 phương và ở giữa – Trung cung), tùy theo thuộc tính quy ước của cửu tinh và vị trí của nó để luận cát hung cho căn hộ. Qua phần sơ lược về các trường phái nêu trên thì chúng ta đều nhận thấy: Đối tượng để nghiên cứu của các trường phái đều giống nhau (tức là con người với môi trường, điều kiện và hoàn cảnh sống của họ); nhưng lại được xem xét dưới các góc độ khác nhau mà chưa bao quát toàn bộ vấn đề cần nghiên cứu. Khái niệm thời gian và không gian và đối tượng nghiên cứu được mỗi trường phái xem xét và nâng tầm quan trọng dưới nhiều tiêu chí khác nhau.
Tại đây, chúng tôi tập trung giới thiệu cách THỰC HÀNH theo Phái Bát trạch Minh cảnh.
NHƯNG KHÁI NIỆM CHÍNH VỀ BÁT TRẠCH MINH CẢNH
Để ứng dụng được BÁT TRẠCH MINH CẢNH, trước hết chúng ta cần nắm vững một số KHÁI NIỆM chính sau:DẪN GIẢI: Phong Thủy Bát Trạch bắt nguồn từ các học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành và Kinh Dịch, với NGUYÊN LÝ: Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng. Tứ Tượng sinh Bát Quái. Theo đó, Lưỡng Nghi là khởi nguồn của Kinh Dịch, đó là Âm và Dương, Dương được ghi lại bằng vạch liền (-) còn Âm vạch đứt – cách đoạn (–). Tứ Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ.
Tứ tượng gồm
- Thái dương: Nhật (Mặt Trời) : tượng hình bởi hai vạch liền
- Thiếu dương: Thần (hay Thìn, các ngôi sao chuyển động, hành tinh) tượng hình bởi vạch liền ở dưới, vạch đứt ở trên
- Thái âm: Nguyệt (Mặt Trăng): tượng hình bởi vạch đứt ở dưới, vạch liền ở trên
- Thiếu âm: Tinh (các vì sao đứng yên, định tinh): tượng hình bởi hai vạch đứt
Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông.
Các thánh thú hợp thành Hệ thống Ngũ hành:
- Thanh Long của phương Đông: Mộc
- Chu Tước của phương Nam: Hỏa
- Bạch Hổ của phương Tây: Kim
- Huyền Vũ của phương Bắc: Thủy
Bát quái: Người ta chồng tiếp một vạch nữa lên Tứ Tượng (là có ba vạch). Được tám hình thái khác nhau gọi là Bát Quái (quẻ đơn): LY (lí – phương NAM); KHÔN (kũn – phương TÂY Nam); ĐOÀI (dùi – phương TÂY); KIỀN (qían – phương TÂY Bắc); KHẢM (kăn – phương BẮC); CẤN (gèn – phương ĐÔNG BẮC); CHẤN (zhèn – phương ĐÔNG); TỐN (xùn – phương ĐÔNG NAM).
I. BÁT QUÁI (QUẺ): Chia ra QUÁI MỆNH và QUÁI TRẠCH.
1. QUÁI TRẠCH
Từ TÂM (điểm giữa) của MẶT BẰNG ngôi nhà, không gian nhà được chia làm 8 HƯỚNG QUÁI, gọi là BÁT TRẠCH, mỗi hướng là một QUÁI TRẠCH, mỗi QUÁI chiếm 45 độ. Quái trạch lại được phân biệt thành Đông và TÂY, mỗi thứ gồm 4 hướng, đặt tên là ĐÔNG TỨ TRẠCH (gồm 4 hướng: KHẢM – Bắc; LY – Nam; CHẤN – Đông và TỐN – Đông Nam) và TÂY TỨ TRẠCH (gồm 4 hướng: ĐOÀI – Tây; KHÔN – Tây Nam; KIỀN – Tây Bắc và CẤN – Đông Bắc). Mỗi QUÁI còn chia thành 3 SƠN (ví dụ Sơn Ly gồm 3 Sơn: Bính-Ngọ-Đinh – xem Hình 1).
Bắc
|
Đông-Bắc
|
Đông
|
Đông-Nam
|
Nam
|
Tây-Nam
|
Tây
|
Tây-Bắc
|
Khảm
|
Cấn
|
Chấn
|
Tốn
|
Ly
|
Khôn
|
Đoài
|
Kiền
|
Tùy theo NĂM SINH, mỗi MỆNH người được gán cho một QUÁI. Quái Mệnh cũng chia làm ĐÔNG TỨ MỆNH (gồm những người có Mệnh KHẢM, LY, CHẤN và TỐN) và TÂY TỨ MỆNH (gồm những người có Mệnh ĐOÀI, KHÔN, KIỀN và CẤN).
CÁCH XÁC ĐỊNH QUÁI MỆNH: Căn cứ NĂM SINH. Lấy 4 số của NĂM SINH (Dương lịch) CỘNG lại, được số thành là bao nhiêu lại CỘNG tiếp số thành đó, làm tiếp cho đến khi được SỐ THÀNH NHỎ HƠN 10. Lấy số đó đem đối chiếu bảng 1 dưới đây, sẽ thu được kết quả tên QUÁI MỆNH của người đó:
Bảng 1:
Số THÀNH
Cuối cùng
|
QUÁI MỆNH
|
Số THÀNH
Cuối cùng
|
QUÁI MỆNH
|
||
NAM
|
NỮ
|
NAM
|
NỮ
|
||
1
|
KHẢM
|
CẤN
|
5
|
KIỀN
|
LY
|
2
|
LY
|
KIỀN
|
6
|
KHÔN
|
KHẢM
|
3
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
7
|
TỐN
|
KHÔN
|
4
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
8
|
CHẤN
|
CHẤN
|
|
9
|
KHÔN
|
TỐN
|
BẢNG 2: LIỆT KÊ TUỔI XEM HƯỚNG NHÀ
DƯƠNG LỊCH
|
NAM
|
NỮ
|
ÂM LỊCH
|
MỆNH NGŨ HÀNH
|
DƯƠNG LỊCH
|
NAM
|
NỮ
|
1924
|
TỐN
|
KHÔN
|
Giap tý
|
Hải trung KIM
|
1984
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
1925
|
CHẤN
|
CHẤN
|
Ất sửu
|
Hải trung KIM
|
1985
|
KIỀN
|
LY
|
1926
|
KHÔN
|
TỐN
|
Bính dần
|
Lư trung HỎA
|
1986
|
KHÔN
|
KHẢM
|
1927
|
KHẢM
|
CẤN
|
Đinh mão
|
Lư trung HỎA
|
1987
|
TỐN
|
KHÔN
|
1928
|
LY
|
KIỀN
|
Mậu thìn
|
Đại lâm MỘC
|
1988
|
CHẤN
|
CHẤN
|
1929
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
Kỷ tị
|
Đại lâm MỘC
|
1989
|
KHÔN
|
TỐN
|
1930
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
Canh ngọ
|
Lộ bàng THỔ
|
1990
|
KHẢM
|
CẤN
|
1931
|
KIỀN
|
LY
|
Tân mùi
|
Lộ bàng THỔ
|
1991
|
LY
|
KIỀN
|
1932
|
KHÔN
|
KHẢM
|
Nhâm thân
|
Kiếm phong KIM
|
1992
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
1933
|
TỐN
|
KHÔN
|
Quý dậu
|
Kiếm phong KIM
|
1993
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
1934
|
CHẤN
|
CHẤN
|
Giáp tuất
|
Sơn đầu HOẢ
|
1994
|
KIỀN
|
LY
|
1935
|
KHÔN
|
TỐN
|
Ất hợi
|
Sơn đầu HOẢ
|
1995
|
KHÔN
|
KHẢM
|
1936
|
KHẢM
|
CẤN
|
Bính tý
|
Giang hà THỦY
|
1996
|
TỐN
|
KHÔN
|
1937
|
LY
|
KIỀN
|
Đinh sửu
|
Giang hà THỦY
|
1997
|
CHẤN
|
CHẤN
|
1938
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
Mậu dần
|
Thành đầu THỔ
|
1998
|
KHÔN
|
TỐN
|
1939
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
Kỷ mão
|
Thành đầu THỔ
|
1999
|
KHẢM
|
CẤN
|
1940
|
KIỀN
|
LY
|
Canh thìn
|
Bạch lạp KIM
|
2000
|
LY
|
KIỀN
|
1941
|
KHÔN
|
KHẢM
|
Tân tị
|
Bạch lạp KIM
|
2001
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
1942
|
TỐN
|
KHÔN
|
Nhâm ngọ
|
Dương liễu MỘC
|
2002
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
1943
|
CHẤN
|
CHẤN
|
Quý mùi
|
Dương liễu MỘC
|
2003
|
KIỀN
|
LY
|
1944
|
KHÔN
|
TỐN
|
Giáp thân
|
Tuyền trung THỦY
|
2004
|
KHÔN
|
KHẢM
|
1945
|
KHẢM
|
CẤN
|
Ất dậu
|
Tuyền trung THỦY
|
2005
|
TỐN
|
KHÔN
|
1946
|
LY
|
KIỀN
|
Bính tuất
|
Ốc thượng THỔ
|
2006
|
CHẤN
|
CHẤN
|
1947
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
Đinh hợi
|
Ốc thượng THỔ
|
2007
|
KHÔN
|
TỐN
|
1948
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
Mậu tý
|
Tích lịch HOẢ
|
2008
|
KHẢM
|
CẤN
|
1949
|
KIỀN
|
LY
|
Kỷ sửu
|
Tích lịch HOẢ
|
2009
|
LY
|
KIỀN
|
1950
|
KHÔN
|
KHẢM
|
Canh dần
|
Tòng bá MỘC
|
2010
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
1951
|
TỐN
|
KHÔN
|
Tân mão
|
Tòng bá MỘC
|
2011
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
1952
|
CHẤN
|
CHẤN
|
Nhâm thìn
|
Trường lưu THỦY
|
2012
|
KIỀN
|
LY
|
1953
|
KHÔN
|
TỐN
|
Quý tị
|
Trường lưu THỦY
|
2013
|
KHÔN
|
KHẢM
|
1954
|
KHẢM
|
CẤN
|
Giáp ngọ
|
Sa trung KIM
|
2014
|
TỐN
|
KHÔN
|
1955
|
LY
|
KIỀN
|
Ất mùi
|
Sa trung KIM
|
2015
|
CHẤN
|
CHẤN
|
1956
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
Bính thân
|
Sơn hạ HOẢ
|
2016
|
KHÔN
|
TỐN
|
1957
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
Đinh dậu
|
Sơn hạ HỎA
|
2017
|
KHẢM
|
CẤN
|
1958
|
KIỀN
|
LY
|
Mậu tuất
|
Bình địa MỘC
|
2018
|
LY
|
KIỀN
|
1959
|
KHÔN
|
KHẢM
|
Kỷ hợi
|
Bình địa MỘC
|
2019
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
1960
|
TỐN
|
KHÔN
|
Canh tý
|
Bích thượng THỔ
|
2020
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
1961
|
CHẤN
|
CHẤN
|
Tân sửu
|
Bích thượng THỔ
|
2021
|
KIỀN
|
LY
|
1962
|
KHÔN
|
TỐN
|
Nhâm dần
|
Kim bạch KIM
|
2022
|
KHÔN
|
KHẢM
|
1963
|
KHẢM
|
CẤN
|
Quý mão
|
Kim bạch KIM
|
2023
|
TỐN
|
KHÔN
|
1964
|
LY
|
KIỀN
|
Giáp thìn
|
Phúc đăng HOẢ
|
2024
|
CHẤN
|
CHẤN
|
1965
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
Ất tị
|
Phúc đăng HOẢ
|
2025
|
KHÔN
|
TỐN
|
1966
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
Bín ngọh
|
Thiên hà THỦY
|
2026
|
KHẢM
|
CẤN
|
1967
|
KIỀN
|
LY
|
Đinh mùi
|
Thiên hà THỦY
|
2027
|
LY
|
KIỀN
|
1968
|
KHÔN
|
KHẢM
|
Mậu thân
|
Đại trạch THỔ
|
2028
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
1969
|
TỐN
|
KHÔN
|
Kỷ dậu
|
Đại trạch THỔ
|
2029
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
1970
|
CHẤN
|
CHẤN
|
Canh tuất
|
Xoa xuyến KIM
|
2030
|
KIỀN
|
LY
|
1971
|
KHÔN
|
TỐN
|
Tân hợi
|
Xoa xuyến KIM
|
2031
|
KHÔN
|
KHẢM
|
1972
|
KHẢM
|
CẤN
|
Nhâm tý
|
Tang đố MỘC
|
2032
|
TỐN
|
KHÔN
|
1973
|
LY
|
KIỀN
|
Quý sửu
|
Tang đố MỘC
|
2033
|
CHẤN
|
CHẤN
|
1974
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
Giáp dần
|
Đại khê THỦY
|
2034
|
KHÔN
|
TỐN
|
1975
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
Ất mão
|
Đại khê THỦY
|
2035
|
KHẢM
|
CẤN
|
1976
|
KIỀN
|
LY
|
Bính thìn
|
Sa trung THỔ
|
2036
|
LY
|
KIỀN
|
1977
|
KHÔN
|
KHẢM
|
Đinh tị
|
Sa trung THỔ
|
2037
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
1978
|
TỐN
|
KHÔN
|
Mậu ngọ
|
Thiên thượng HỎA
|
2038
|
ĐOÀI
|
CẤN
|
1979
|
CHẤN
|
CHẤN
|
Kỷ mùi
|
Thiên thượng HỎA
|
2039
|
KIỀN
|
LY
|
1980
|
KHÔN
|
TỐN
|
Canh than
|
Thạch lựu MỘC
|
2040
|
KHÔN
|
KHẢM
|
1981
|
KHẢM
|
CẤN
|
Tân dậu
|
Thạch lựu MỘC
|
2041
|
TỐN
|
KHÔN
|
1982
|
LY
|
KIỀN
|
Nhâm tuất
|
Đại hải THỦY
|
2042
|
CHẤN
|
CHẤN
|
1983
|
CẤN
|
ĐOÀI
|
Quý hợi
|
Đại hải THỦY
|
2043
|
KHÔN
|
TỐN
|
Hình 1: BÁT QUÁI VÀ 24 SƠN
Theo hình này:- Vòng trong cùng là chỉ 8 hướng của Bát Quái theo Hậu Thiên.
- Vòng kế đó chính là 24 sơn. Những dấu chấm trên hình đó là để chỉ vị trí đặt Bếp. Các dấu chấm tròn là vị trí Cát, chấm đen là Hung
II. BÁT DU NIÊN
Như ta đã biết, mỗi người chúng ta có 1 Quái Số riêng của mình (QUÁI MỆNH). Như vậy, khi ta đem Quái Mệnh của mình phối với 8 hướng (8 QUÁI TRẠCH) sẽ có 8 trường hợp xảy ra cho từng người, và 8 trường hợp đó ta gọi nôm na là BÁT SAN (hay BÁT DU NIÊN) như Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3
QUÁI
|
KIỀN
|
ĐOÀI
|
LY
|
CHẤN
|
TỐN
|
KHẢM
|
CẤN
|
KHÔN
|
KIỀN
|
Phục vị
|
Sinh khí
|
Tuyệt mệnh
|
Ngũ quỷ
|
Họa hại
|
Lục sát
|
Thiên y
|
Phúc đức
|
ĐOÀI
|
Sinh khí
|
Phục vị
|
Ngũ quỷ
|
Tuyệt mệnh
|
Lục sát
|
Họa hại
|
Phúc đức
|
Thiên y
|
LY
|
Tuyệt mệnh
|
Ngũ quỷ
|
Phục vị
|
Sinh khí
|
Thiên y
|
Phúc đức
|
Họa hại
|
Lục sát
|
CHẤN
|
Ngũ quỷ
|
Tuyệt mệnh
|
Sinh khí
|
Phục vị
|
Phúc đức
|
Thiên y
|
Lục sát
|
Họa hại
|
TỐN
|
Họa hại
|
Lục sát
|
Thiên y
|
Phúc đức
|
Phục vị
|
Sinh khí
|
Tuyệt mệnh
|
Ngũ quỷ
|
KHẢM
|
Lục sát
|
Họa hại
|
Phúc đức
|
Thiên y
|
Sinh khí
|
Phục vị
|
Ngũ quỷ
|
Tuyệt mệnh
|
CẤN
|
Thiên y
|
Phúc đức
|
Họa hại
|
Lục sát
|
Tuyệt mệnh
|
Ngũ quỷ
|
Phục vị
|
Sinh khí
|
KHÔN
|
Phúc đức
|
Thiên y
|
Lục sát
|
Họa hại
|
Ngũ quỷ
|
Tuyệt mệnh
|
Sinh khí
|
Phục vị
|
Giải nghĩa các hướng để biết hướng tốt, xấu:
* Hướng Tốt
Sanh Khí: thuộc Tham lang tinh, Dương Mộc, Thượng kiết. Phàm cung mạng hiệp được phương Sanh Khí này lợi cho việc làm quan, làm ăn mau giàu, nhân khẩu tăng thêm, khách khứa tới đông, đến năm, tháng Hợi, Mẹo, Mùi thì được đại phát tài. Là hướng tốt nhất trong 4 hướng tốt, biểu hiện của sự thành công, danh tiếng, địa vị, giàu sang. Muốn hưởng được những sự tốt đẹp của hướng Sanh Khí này, tốt nhất là cửa chính của căn nhà ở vị trí này hoặc xoay về hướng này , hoặc phòng ngủ hay phòng làm việc của gia chủ ở tại vị trí này.
Thiên Y: thuộc Cự môn tinh, Dương Thổ, Thượng kiết. Nếu vợ chồng hiệp mạng được cung Thiên y và tạo tác nhà cửa, đường ra vào được Phương này thì giàu có ngàn vàng, không tật bịnh, nhơn khẩu, ruộng vườn, súc vật được đại vượng, khoảng một năm có của. Đến năm, tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì phát tài. Là hướng biểu hiện cho sức khoẻ và sự sống lâu. Cho nên đây là vị trí tốt cho người nào trong nhà mà vấn đề sức khoẻ cần quan tâm. Ngoài ra, khoa Phong Thủy còn quan niệm Bếp là nơi cung cấp năng lượng, là nguồn gốc của sức khoẻ cho mọi người trong gia đình. Cho nên, Bếp hoặc nồi cơm điện nên đặt xoay miệng về hướng Thiên Y (về điều này, tôi sẽ đề cập đến khi đi vào chi tiết từng bộ phận bài trí trong nhà ).
Diên Niên (Phước Đức): thuộc Võ khúc tinh, Dương Kim, Thứ kiết. Vợ chồng hiệp mạng được cung này, đường ra vào, phòng, nhà miệng lò bếp xoay vế phương Diên niên chủ về việc: trung phú, sống lâu, của cải, vợ chồng vui vẽ, nhơn khẩu, lục súc được đại vượng. Ứng vào năm, tháng Tỵ, Dậu, Sửu. Là vị trí ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình như: Tình cảm giửa vợ chồng, sự liên hệ giửa cha mẹ và con cái tốt đẹp, bền vững hay không, đều có thể tác động ở vị trí này; ngoài ra đây còn là cung Tình Duyên cho những người chưa lập gia đình. Đây là hướng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý, nếu trong nhà có con cái bị trắc trở về đường Tình Yêu.
* Và đây cũng là vị trí dùng để cứu chữa cho đôi vợ chồng nào mà tình nghĩa đang trên đà gãy đổ.
Ví dụ: một đôi vợ chồng đang có những chuyện cơm không lành, canh không ngọt, có thể đi đến chia tay. Để cứu chữa tình trạng này, 2 vợ chồng có thể dời phòng ngủ về căn phòng ở hướng Diên Niên.
Phục Vì (Qui Hồn): thuộc Bồ chúc tinh, Âm Thủy, Thứ kiết. Phàm vợ chồng hiệp được cung Phục vì được Tiểu phú, Trung thọ, sanh con gái nhiều, con trai ít. Cửa lò bếp, trạch chủ nhà được phương Phục vì gặp năm có Thiên Ất Quy Nhơn đến Phục vì ắt sanh con quý, dễ nuôi (Muốn cầu con nên đặt lò bếp day miệng về hướng này). Là hướng có độ tốt trung bình: cuộc sống gia đình yên vui, no ấm. Nhà xây về hướng Phục Vì hoặc phòng ngủ của gia chủ ở vị trí này, nhà sẽ có con trai nhiều hơn con gái.
*Theo người Việt thì đây là cung trung bình, nhưng trong Phong Thủy của người Hoa thì cung này tốt chẳng kém cung Sanh Khí là bao.
* Hướng Xấu:
Tuyệt mạng: thuộc Phá quân tinh, Âm Kim, Đại hung. Bổn mạng phạm cung Tuyệt mạng có thể bị tuyệt tự, tổn hại con cái, không sống lâu, bịnh tật, thối tài, ruộng vườn súc vật bị hao mòn, bị người mưu hại (người hà bị mưu hại: thương nhơn khẩu). Ứng vào năm, tháng Tỵ, Dậu, Sửu. Đây là hướng xấu nhất trong 4 hướng. Không nên đặt cửa chính hoặc phòng ngủ ở vị trí này.
Nhà xoay về hướng TUYỆT MẠNG sẽ đưa đến việc làm ăn suy sụp và có thể đi đến sự khánh tận; mất mát con cái và bệnh tật kinh niên.
Vị trí này chỉ nên đặt Toilet, phòng tắm hoặc Bếp. Nói chung, những công trình phụ có thể đặt tại vị trí này để trấn áp Hung tinh. Nếu đặt Bếp ở đây, miệng Bếp phải xoay về 4 hướng tốt của gia chủ.
Ngũ Quỷ (Giao chiến):Liêm trinh tinh, Âm Hỏa, Đại hung. Bị hỏa hoạn, bịnh tật, khẩu thiệt, hao mòn ruộng vườn, gia súc, thôi tài, tổn nhơn khẩu. Lâm nạn vào năm, tháng: Dần, Ngọ, Tuất. Đây là hướng mang đến những tai họa như bị trộm cắp, cháy nhà, mất việc. Trong gia đình, vợ chồng con cái thường bất hòa và hay tranh cãi với nhau. Ngoài xã hội, cũng thường hay bất hòa với đồng nghiệp. Bởi vậy, vị trí này đặt Toilet là hợp nhất, vì những tai họa sẽ bị nước cuốn trôi đi.
Lục Sát (Du Hồn): thuộc Văn khúc tinh, Dương Thủy, Thứ hung.Nếu phương hướng nhà cửa phạm nhằm thì bị: mất của, cãi vã, hao mòn gia súc vườn ruộng, thương tổn người nhà. Ứng vào năm, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Đây là hướng chuyên gây nên những thất bại trong công việc làm ăn, bệnh tật, tai nạn và sự chết chóc. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân gây nên các chuyện tình cảm bất chính, phóng đãng.
Vị trí này cũng chỉ để làm Toilet hoặc phòng chứa đồ thôi.
Họa Hại (Tuyệt Thế): thuộc Lộc tồn tinh, Âm Thổ, Thứ hung. Phương hướng nhà cửa, cưới gả vân vân … phạm vào thì bị quan phi, khẩu thiệt, bịnh tật, của cải suy sụp, thương nhơn khẩu. Ứng hại vào năm, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Đây là hướng đưa đến sự khó khăn và thất thoát về tiền bạc. Vị trí này tốt nhất chỉ làm phòng chứa đồ đạc.
Khi xây nhà chọn các hướng tốt cho những vị trí: Bếp (hướng bếp là hướng lưng người nấu) , cửa chính, bàn thờ, đầu giường… Chọn các hướng xấu cho các vị trí nhà vệ sinh, hầm tự hoại, sàn giặt…
Hướng tốt của một ngôi nhà làhướng cửa ra vào mở ra nhìn về hướng đó. Hướng tốt của bàn thờ là mặt tiền bàn thờ nhìn về hướng đó (khi đứng hành lễ, thân chủ quay mặt vào bàn thờ, tức là mặt thân chủ khi lễ nhìn về hướng ngược lại). Hướng tốt của một con người (của một quan chức) là khi người đó ngồi làm việc mặt nhìn về hướng tốt.
- 1. Bát du niên ứng với từng QUÁI MỆNH:
Từ các khái niệm trên, chúng tôi chọn ra 4 HƯỚNG NHÀ TỐT phù hợp với từng NĂM SINH (dương lịch) như sau:
Bảng 4: HƯỚNG NHÀ TỐT THEO NĂM SINH
BẢNG 4.1
NAM | 1929 | 1938 | 1947 | 1956 | 1965 | 1974 | 1983 | 1992 | 2001 |
NỮ | 1927; 1930 | 1936; 1939 | 1945; 1948 | 1954; 1957 | 1963; 1966 | 1972; 1975 | 1981; 1984 | 1990; 1993 | 2009; 2012 |
BẢNG 4.2
NAM | 1930 | 1939 | 1948 | 1957 | 1966 | 1975 | 1984 | 1993 | 2002 |
NỮ | 1929 | 1938 | 1947 | 1956 | 1965 | 1974 | 1983 | 1992 | 2001 |
BẢNG 4.3
NAM | 1931 | 1940 | 1949 | 1958 | 1967 | 1976 | 1985 | 1994 | 2003 |
NỮ | 1928 | 1937 | 1946 | 1955 | 1964 | 1973 | 1982 | 1991 | 2000 |
BẢNG 4.4
NAM | 1932; 1935 | 1941; 1944 | 1950; 1953 | 1959; 1962 | 1968; 1971 | 1977; 1980 | 1986; 1989 | 1995; 1998 | 2004; 2007 |
NỮ | 1924 | 1933 | 1942 | 1951 | 1960 | 1969 | 1978 | 1987 | 1996 |
BẢNG 4.5
NAM | 1933 | 1942 | 1951 | 1960 | 1969 | 1978 | 1987 | 1996 | 2005 |
NỮ | 1926 | 1935 | 1944 | 1953 | 1962 | 1971 | 1980 | 1989 | 1998 |
BẢNG 4.6
NAM | 1934 | 1943 | 1952 | 1961 | 1970 | 1979 | 1988 | 1997 | 2006 |
NỮ | 1934 | 1943 | 1952 | 1961 | 1970 | 1979 | 1988 | 1997 | 2006 |
BẢNG 4.7
NAM | 1936 | 1945 | 1954 | 1963 | 1972 | 1981 | 1990 | 1999 | 2008 |
NỮ | 1932 | 1941 | 1950 | 1959 | 1968 | 1977 | 1986 | 1995 | 2004 |
BẢNG 4.8
NAM | 1937 | 1946 | 1955 | 1964 | 1973 | 1982 | 1991 | 2000 | 2009 |
NỮ | 1931 | 1940 | 1949 | 1958 | 1967 | 1976 | 1985 | 1994 | 2003 |
IV. MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHÁC: HƯỚNG NHÀ: Là Hướng của đường thẳng VUÔNG GÓC với Mặt Trước nhà. MẶT TRƯỚC: Là Mặt nhà có chứa Cửa Chính. TOẠ SƠN: Là Hướng của đường thẳng VUÔNG GÓC với Mặt Sau nhà. MẶT SAU: Còn gọi là Mặt Lưng nhà, là Mặt đối diện với Mặt Trước nhà. HƯỚNG CỬA, CỔNG: Là Hướng của đường thẳng đi qua TÂM NHÀ và TÂM CỬA, CỔNG – là một ĐIỂM nằm trong một CUNG (9 Cung). LẬP CỰC: Là xác định TÂM NHÀ.
CHÚ THÍCH: Ngoài việc định HƯỚNG CỬA theo BÁT DU NIÊN nói trên, người ta còn xem xét theo các TIÊU CHÍ sau (nếu một hướng cửa vừa đạt CÁT DU NIÊN lại vừa đạt được CÁT theo hướng dưới đây thì TUYỆT VỜI):
Theo bát quái đồ, mỗi hướng đều có ý nghĩa riêng khi mở cửa chính cho ngôi nhà. Hướng của cửa chính có liên quan đế sự may rủi của chủ nhà.
Theo quan niệm của thuật phong thuỷ, chủ nhà sẽ gặp may mắn khi cửa của ngôi nhà được mở theo một trong các hướng sau đây:
- Cửa mở sang hướng Bắc có thể giúp chủ nhà thành công hơn trong sự nghiệp.
- Cửa mở sang hướng Nam có thể giúp chủ nhà trở nên nổi tiếng hơn.
- Cửa mở sang hướng Đông giúp gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
- Cửa mở sang hướng Tây, thuận lợi về đường con cái.
- Cửa mở sang hướng Đông Bắc, chủ nhà là người có trí tuệ và đạt được thành tích cao về mặt học thuật.
- Cửa mở sang hướng Tây Bắc, các thành viên trong gia đình đều có hướng phát triển tốt về sự nghiệp do quý nhân giúp đỡ.
- Cửa mở sang hướng Đông Nam thì gia đình may mắn về đường tài lộc.
- Cửa mở sang hướng Tây Nam thì chủ nhà sẽ gặp may mắn về đường tình duyên.
Tất nhiên, khi chọn hướng cửa, ngoài việc tham khảo các gợi ý trên, bạn cần căn cứ theo hướng tốt nhất của mình tính theo mệnh cung (cung phi).
Ví dụ:
Quái số của bạn là 9_cung LY thì hướng tốt nhất của bạn cho việc làm ăn là hướng ĐÔNG, vì đó là hướng Sanh Khí trên bảng của Quái số 9.
Nếu bạn chưa kết hôn cần tìm người bạn đời hay người yêu thì bạn nên dùng hướng BẮC, vì đó là Hướng Diên Niên của Quái số 9 trên bảng.
Nếu bạn cần về vấn đề sức khoẻ thì hãy chọn hướng ĐÔNG NAM, vì đó là hướng Thiên Y của Quái số 9 trên bảng.
Nếu bạn cần củng cố việc học hành, hay đạt sư hài hòa với mọi người thì hãy chú ý đến hướng NAM, vì đó là cung Phục Vì của Quái số 9 vậy.
Trong phần phân định phương hướng hay các cung cho 1 căn nhà, giả sử căn nhà có dạng hình vuông, hình chữ nhật, đầy đặn không bị lồi lõm thì quá tốt rồi. Nhưng trên thực tế, có nhiều trường hợp_mà nhất là ở các vùng nông thôn VN ta_nhà xây dựng có dạng chữ L , chữ T và thậm chí có nhà còn xây hình như chữ U nữa. Với những trường hợp như thế, khi ta chia ô để xác định cung cho từng vị trí trong nhà, sẽ khuyết đi 1 hoặc 2 cung, và điều mà chúng ta nói đến hôm nay là việc gì sẽ xảy ra khi căn nhà có 1 hay nhiều cung bị khuyết
CUNG KHIẾM KHUYẾT :
Khi kiến trúc của một căn nhà không được vuông vắn thì sẽ đưa đến tình trạng 1 trong 8 cung bị khuyết. Tùy theo cung nào bị khiếm khuyết mà gia chủ sẽ bị yếu kém hoặc trở ngại trong lĩnh vực đó.
Theo trường phái Phong Thủy Tây Tạng thì 8 cung Bát quái, mỗi cung sẽ ảnh hưởng 1 lĩnh vực như sau :
- Cung CÀN : hướng Tây Bắc, ảnh hưởng đến lĩnh vực Quý Nhân của gia chủ. Cũng như là những người nâng đỡ, giúp đỡ mình trong cuộc sống. Hay là những khách hàng nếu đó là 1 cơ sỏ kinh doanh.
- Cung KHẢM : hướng Bắc, ảnh hưởng đến Sự Nghiệp của gia chủ. Nơi đây cũng có thể coi như là nơi ảnh hưởng đến nghề nghiệp của gia chủ và những người trong nhà.
- Cung CẤN : hướng Đông Bắc, ảnh hưởng đến vấn đề Kiến Thức. Tác động nơi đây là tác động đến sự học tập của những người sống trong nhà.
- Cung CHẤN : hướng ĐÔNG, ảnh hưởng đến Gia Đạo. Nơi đây ảnh hưởng đến tất cả những mối tương quan giữa những người trong nhà với nhau.
- Cung TỐN : hướng Đông Nam, ảnh hưởng đến TÀI LỘC. Khi việc làm ăn của bạn gặp vấn đề xin hãy nghĩ ngay đến cung này, hay khi tài chính khó khăn hãy tác động đến nó.
- Cung LY : hướng Nam, ảnh hưởng đến DANH TIẾNG- ĐỊA Vị. Những ai làm công tác nghiên cứu, nghệ thuật, thì cung này rất quan trọng.
- Cung KHÔN : hướng Tây Nam, ảnh hưởng đến TÌNH YÊU- HÔN NHÂN. Hạnh Phúc gia đình đều ở đây, ai đã lập gia đình xin chú ý đến cung này. Những ai chưa lập gia đình cần tìm Tình Yêu, cũng xin tác động nó.
ĐẶC BIỆT : Năng lượng THỔ ở cung này có sức ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các cung còn lại
- Cung ĐOÀI : hướng Tây, ảnh hưởng đến con cái, cũng có thể là nhân viên, người làm. Khi bạn muốn tốt cho con cái hãy tác động cung này của nhà minh, và xem đứa con đó là con trai gái, thứ mấy trong nhà, đối chiếu với Bát Quái sở thuộc bên trên rồi tác động thêm cung đó.
Biết được ảnh hưởng của các cung Bát Quái và Bát Quái sở thuộc, ta sẽ dễ dàng hóa giải những khiếm khuyết của nhà.
CÁCH HÓA GIẢI:
Theo quan niệm của khoa Phong Thủy, khi 1 cung bị khiếm khuyết, chúng ta sẽ làm cho nó “hiện hữu ” bằng cách đặt ngay tại góc này 1 trong những thứ sau đây :
- 1 hàng rào thấp.
- 1 cây đèn, loại đèn ngoài trời.
- 1 cái cây, 1 bụi hoa hay 1 bồn hoa.
- 1 cột nước phun, 1 hòn non bộ hay 1 bức tượng.
- 1 giàn hoa.
- Làm thêm phòng hay patio ở phần bị khuyết.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sửa đổi, đặt thêm, tỷ như nhà ở chung cư chẳng hạn. Hay các nhà bên nước ngoài, do hạn chế bởi luật lệ, muốn xây thêm ngoài vườn cái gì cũng đâu tự ý làm được. Khi không điều chỉnh bên ngoài được, chúng ta có thể điều chỉnh bên trong bằng 1 trong những phương cách sau :
- Gắn kiếng mặt trong những vách tường của phần bị khuyết.
- Nếu 2 mặt vách tường của phần bị khuyết này có cửa sổ: Hãy treo quả cầu thủy tinh nhỏ ở cửa sổ, và chưng thêm cây tươi tốt ở gần cửa sổ để hấp dẫn Sinh Khí.
*** Quả cầu thủy tinh : Là 1 công cụ Hóa Sát rất hay trong Phong Thủy. Đó là 1 quả cầu làm bằng Pha Lê, được cắt nhiều mặt để tạo độ phản chiếu. Khi có ánh nắng rọi xuyên qua, nó sẽ phản chiếu vào nhà lấp lánh đủ 7 sắc màu như 7 sắc cầu vồng vậy. Quả cầu thủy tinh có thể biến đổi những tia Ác Khí rọi vào nhà thành những tia Sinh Khí.
- Tác động vào cung bị khiếm khuyết trong các phòng mà cung này không bị khiếm khuyết.
Ví dụ: Căn nhà bị thiếu cung TÀI LỘC ở Đông Nam, thì nên tác động vào tất cả các cung TÀI LỘC của các phòng còn lại trong nhà.
LƯU Ý: Tùy theo Ngũ Hành của cung bị khiếm khuyết là Hành gì mà chọn những vật có Ngũ Hành hợp hay tương sinh với nó mà thiết trí.
Ví Dụ : Nhà khuyết góc Tây Nam thuộc hành THỔ, thì nên đặt 1 bức tượng là hành THỔ, hoặc 1 cây đèn là hành HỎA, để HỎA sinh THỔ.
Lời kết:
Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều việc nhỏ nhặt mà chúng ta không để ý đến. Nhưng có đôi khi, những chuyên nhỏ ấy lại làm thay đổi cả cuộc sống của chúng ta mà chúng ta không hề biết. Chẳng hạn, khi chúng ta dời cái giường ngủ, hay xê dịch cái bàn làm việc ở văn phòng. Làm sao chúng ta hiểu được rằng, từ sự dời đổi vô tình đó, gia đình đang yên vui bỗng nhiên trở nên sóng gió bởi những chuyện không đâu. Hay là công việc làm ăn đang thuận lợi, đều đặn bỗng nhiên bao chuyện khó khăn, rắc rối ập đến. Đó chỉ là những việc nhỏ là dời giường, dịch bàn, nếu là những việc lớn như xây lồi ra thêm 1 phòng nữa thì các anh chị, các bạn nghĩ sao?
Cho nên NCD tôi khuyên các bạn: khi muốn xây thêm 1 căn phòng hay làm thêm 1 cái vườn hoa cho đẹp thì hãy: Cố gắng đừng để kiến trúc nhà trở thành dạng lồi lõm!
Nếu phần làm thêm ở sau nhà, hãy làm bằng hết chiều ngang nhà. Nếu phần làm thêm ở bên hông, hãy làm bằng hết chiều dài nhà. Được như thế, thì coi như ta chỉ nới rộng diện tích nhà, chứ không thay đổi kiểu dáng nhà thành bất thường .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét