Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Phong thủy và những đại kỵ của năm mới


Trong năm mới, những người tuổi Tý, Dậu, Mão, Ngọ sẽ gặp nhiều trắc trở, trong đó, tuổi Tý bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo âm lịch, năm 2014 tức năm Giáp Ngọ (Ngựa gỗ) bắt đầu vào ngày 31/1. Tuy nhiên, theo Phong thủy, năm mới bắt đầu từ ngày 4/2, tức là ngày Lập xuân tính theo Lịch nhà nông của Trung Quốc. Lập xuân được coi là thời điểm mà năng lượng của năm thay đổi phương hướng và vị trí.
Các khu vực đại kỵ trong Phong thủy bao gồm Thái Tuế, Ngũ Hoàng, Tam Sát và Tuế Phá. Những phương vị này được coi là tai họa vì chúng tạo ra những ảnh hưởng xấu, gọi chung là sát khí. Việc xác định vị trí của các khu vực đại kỵ là điều đặc biệt quan trọng trong phong thủy.
Khi cập nhật thông tin cho năm mới, việc đầu tiên cần làm là xác định vị trí và tìm cách giảm thiểu và hóa giải năng lượng xấu của những khu vực không may mắn, sau đó mới tính chuyện kích hoạt những khu vực tốt. Tất cả cố gắng kích hoạt khu vực may mắn sẽ trở nên vô ích nếu xung quanh bạn tràn ngập năng lượng chết chóc.
Những đại kỵ của năm 2014
Những đại kỵ của năm mà bạn cần ghi nhớ bao gồm: Thái Tuế, Ngũ Hoàng (sao thảm họa #5), Tam Sát và Tuế Phá.
Những năng lượng thù địch khác cũng cần được ghi nhận bao gồm: Nhị Hắc (sao bệnh tật #2), Tam Bích (sao cãi cọ #3) và Thất Xích (sao bạo lực #7).
tv3.jpg
Để tiện theo dõi, những khu vực bị ảnh hưởng xấu trong năm 2014 sẽ được trình bày theo sơ đồ Cửu cung dưới đây. Có thể áp dụng sơ đồ này cho toàn bộ ngôi nhà hay từng căn phòng nơi bạn ở hay làm việc.
tv4.jpg
Tất cả những khu vực này đều chịu ảnh hưởng của năng lượng xấu, cần được hóa giải và nếu có thể thì hạn chế khuấy động bởi các hoạt động sôi nổi. Tốt nhất là tránh dùng những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng nếu không thể thì nên bài trí các vật dụng phong thủy thích hợp để cải thiện tình hình. Theo thông lệ, người ta sẽ tiến hành sắp đặt lại đồ vật phong thủy trong nhà từ ngày 3/2 dương lịch hàng năm.
1. Tránh phạm Thái Tuế
Các nhà chiêm tinh học Trung Quốc rất sợ sự nổi giận của Thái Tuế vì theo họ không ai có thể thành công nếu dám thách thức vị thần này. Hậu quả rất nghiêm trọng, bạn có thể mất việc làm, mất tiền của hay thất bại trong công việc. Tất cả những điều này có thể xảy ra kể cả nếu bạn vô tình ngồi đối mặt hoặc nằm ngủ đầu hướng về phương vị của Thái Tuế. Nếu công việc của bạn mang tính cạnh tranh mạnh thì ảnh hưởng của Thái Tuế càng tồi tệ hơn, vì kẻ thù sẽ chiến thắng bạn một cách dễ dàng.
Bạn có thể phạm Thái Tuế theo nhiều cách, đầu tiên là đối mặt vị thần này hoặc sinh vào năm nhất định:
- Đối mặt với Thái Tuế (chẳng hạn ngồi làm việc đối mặt với hướng Thái Tuế trị vị, hoặc nằm ngủ đầu hướng về phía này) trong một thời gian dài.
- Sinh vào năm Phạm Thái Tuế: trong năm 2014, các tuổi phạm Thái Tuế là Tý, Ngọ, Dậu, Mão. Tuổi Tý phạm nặng nề nhất vì đối đầu với Thái Tuế. Tuổi Ngọ có cung tử vi là nơi Thái Tuế trị vì, bị phạm nhẹ hơn một chút, vì vị thế này có thể sử dụng để đón nhận hỗ trợ từ Thái Tuế. Tuổi Mão và tuổi Dậu bị phạm ít nhất.
Những người phạm Thái Tuế nói chung sẽ có một năm không mấy trơn tru, mọi lĩnh vực như sự nghiệp, sức khỏe, quan hệ … đều có thể bị ảnh hưởng. Phạm Thái Tuế đồng nghĩa với việc khiến vị thần này nổi giận (hoặc nói cách khác là năng lượng của bạn xung đột với năng lượng của ngôi sao trị vì năm). Bạn cần thực hiện một số biện pháp giúp Thái Tuế nguôi giận và tránh tiếp tục đối đầu với vị thần này. Thái Tuế bị quấy rầy khi bạn thực hiện những công việc lớn như sửa nhà hay đốn cây nơi vị tướng quân của năm trị vì.
Các nguyên tắc cần tuân thủ trong năm 2014, khi Thái Tuế chiếu vào cung Nam 2 (172,5 độ - 187,5 độ):
- Không ngồi làm việc đối mặt hoặc nằm ngủ đầu hướng về phương vị của Thái Tuế (Nam 2). Nên ngồi xoay lưng lại hướng này để được Thái Tuế hỗ trợ.
- Tuyệt đối tránh đào bới đất hoặc sửa chữa ở phương vị của Thái Tuế. Nếu khu vực này bị quấy rối, những người sống trong nhà sẽ có một năm khó khăn với nhiều tranh cãi và bệnh tật. Nếu không có lựa chọn nào khác và bắt buộc phải tiến hành sửa chữa ở khu vực này nên tránh bắt đầu và kết thúc công việc ở đây. Có thể bắt đầu ở những khu vực có sao tốt chiếu trong năm nay, chẳng hạn cung Tây, Tây Nam, Trung cung.
- Những ngôi nhà có cửa chính hướng về Nam cần tránh không để cửa sập mạnh, không tôn tạo hay đào bới ở khu vực cửa chính trong năm 2014.
- Xoa dịu Thái Tuế bằng cách đặt Tỳ hưu, con thú yêu của vị thần này, ở cung Nam của ngôi nhà, hay mang theo người biểu tượng Tỳ hưu.
ty-huu.jpg
Tỳ hưu.
Tỳ hưu chiếm một vị trí hết sức đặc biệt trong Phong thủy vì sự tức giận của Thái Tuế chỉ có thể được xoa dịu bởi linh vật này. Bày Tỳ hưu tại công sở hay nhà ở của bạn giúp hóa giải mối đe dọa này.
Mặc dù Thái Tuế được coi là một trong những điều mang lại rủi ro của năm, ngôi sao này cũng mang lại một số điều tốt lành, nếu phương vị của nó chịu ảnh hưởng của sao tốt trong Phi tinh. Trong năm 2014, nơi Thái Tuế trị vị (cung Nam) có sao Bát Bạch (#8) chiếu, vì vậy vị thần này có thể mang lại tài vận. Tuy nhiên, nói chung ngôi sao này vẫn mang lại rủi ro và cần cẩn thận với phương vị của Thái Tuế trong năm.
[Caption]
Huyền thoại Trung Quốc cho rằng mỗi năm có một vị thần minh cai quản, chăm sóc mọi sự việc của trần gian. Vị thần cai trị năm đó được gọi là Thái Tuế, quyết định số phận của tất cả mọi người. Ngoài vai trò ban phước lành và là quan giám hộ cho con người, mỗi Thái Tuế được dùng để đánh dấu một năm âm lịch. Trong năm 2014, Chương Từ Đại Tướng Quân sẽ nhận nhiệm vụ thay thế Từ Thiện Đại Tướng Quân, người cai quản năm 2013.
Một trường phái khác, mang tính khoa học hơn, lại gắn Thái Tuế với chuyển động của sao Mộc và ảnh hưởng của nó tới trường khí của mỗi con giáp.
2. Tuế Phá
Tuế Phá là phương vị đối xung với Thái Tuế. Trong năm 2014, Tuế Phá chiếm một góc 15 độ ở Bắc 2 (352,5 độ  - 7,5 độ ). Đây cũng chính là cung tử vi của người tuổi Tý, vì vậy con giáp này được coi là Phạm Thái Tuế nặng nề trong năm nay. Có thể ngồi đối diện Tuế Phá nhưng không nên ở lâu trong khu vực chịu ảnh hưởng của Tuế Phá, vì như vậy là đối đầu với Thái Tuế và điều này sẽ mang lại bất hạnh.
Tuế Phá là phương vị xấu của năm, cần tránh tu sửa, động thổ hoặc gây ồn. Kích động Tuế Phá thường nhanh chóng mang tới cãi cọ, rủi ro và rắc rối về sức khỏe, nhất là với người già, người bệnh. Nếu nhất thiết phải tiến hành tu sửa ở Bắc 2, nên chọn ngày tốt và đặt một chuông gió kim loại 6 ống giữa khu vực cần sửa và phần còn lại của ngôi nhà.
Bày Tỳ hưu ở Bắc 2 hướng về Thái Tuế (Nam 2). Biện pháp này có tác dụng kép, vừa vô hiệu hóa Tuế Phá, vừa làm hài lòng Thái Tuế.
3. Tam Sát
Theo Phong thủy, Tam Sát là một trong những tai họa lớn nhất của năm. Nguyên tắc cơ bản là không được động thổ hoặc quấy rầy phương vị của nó trong suốt cả năm. Tam Sát là tổ hợp của ba Sát: Tuế Sát, Kiếp Sát và Tai Sát. Tuế Sát gây trở ngại cho các mối quan hệ, ngăn cản bước tiến tới thành công, Kiếp Sát gây mất mát tiền của và Tai Sát gây rủi ro, tai nạn. Phạm Tam Sát có thể khiến cho thanh danh, tiền bạc và các mối quan hệ bị hủy hoại.
Trong năm 2014, Tam Sát chiếm một góc 90 độ ở phương Bắc (315 độ - 45 độ), ba con giáp bị ảnh hưởng là Hợi, Tý và Sửu, trong đó Tý bị chi phối nhiều nhất.
Ngay từ đầu năm, nên tìm hiểu vị trí của Tam Sát xem có trùng với khu vực thường xuyên dược sử dụng như cửa ra vào, phòng khách, phòng ngủ hay phòng làm việc không. Không được tiến hành sửa chữa liên quan tới việc khoan, đóng đinh vào tường ở những khu vực này vì điều đó sẽ kích hoạt sát khí.
Trái với trường hợp Thái Tuế, Phong thủy khuyến cáo không ngồi quay lưng về hướng Tam Sát mà nên ngồi đối mặt với Tam Sát để tránh bị tai họa tấn công bất ngờ từ sau lưng. Chỉ cần áp dụng điều này khi bạn ngồi lâu tại một vị trí, chẳng hạn ở bàn làm việc. Năm 2014, Tam Sát ở cung Bắc, vì vậy không nên ngồi quay lưng về phía Bắc, nghĩa là không quay mặt về phía Nam.
Các nguyên tắc tránh phạm Tam Sát trong năm 2014:
- Tuyệt đối tránh tu sửa ở khu vực Bắc của nhà ở, văn phòng trong năm nay.
- Không khoan đục tường, gõ mạnh ở khu Bắc của nhà ở nếu không thật cần thiết.
- Nếu nhất thiết phải tu tạo thì cần tránh bắt đầu hoặc kết thúc công việc này ở cung Bắc.
- Không bật đài, tivi gây ồn ào ở khư vực này, tránh dập cửa mạnh.
- Với những ngôi nhà có vườn, không đào đất trồng cây, đào hồ ở khu vực Bắc của toàn bộ ngôi nhà.
- Nếu phải xoay lại bàn làm việc trong năm nay, tránh ngồi quay lưng về hướng Bắc mặt nhìn về Nam, kể cả nếu Nam là hướng tốt theo quái số của bạn. Nên ngồi nhìn về Bắc, nếu đó là hướng tốt của bạn, để có thể đón trước những điều xấu.
- Nếu cửa chính hướng về Bắc, đặt một đôi Nghê ngay phía trong cửa nhìn ra ngoài để bảo vệ ngôi nhà.
doi-nghe.jpg
Đôi Nghê bảo vệ cửa chính.
Hóa giải Tam Sát bằng cách đặt ba linh thú Kỳ Lân, Nghê và Tỳ Hưu ở cung Bắc của ngôi nhà hoặc căn phòng:
- Kỳ lân hóa giải Tuế Sát, bảo vệ các mối quan hệ của bạn. Linh thú này kết hợp sức mạnh của rồng và ngựa, giúp cho công việc kinh doanh và quan hệ cá nhân của bạn khỏi xấu đi quá mức, gây mất tiền của, buồn rầu.
Bày Tỳ Hưu, Kỳ Lân và Nghê để hóa giải Tam sát.
Bày Tỳ Hưu, Kỳ Lân và Nghê để hóa giải Tam sát.
- Tỳ hưu hóa giải Kiết Sát, bảo vệ tiền bạc. Linh thú này giúp tránh những quyết định sai lầm trong kinh doanh, gây mất tiền của.
- Nghê hóa giải Tai Sát, chống tai nạn. Đó cũng là người bảo vệ thanh danh của bạn, giúp đối phó với các điều thị phi.
Hùng Sơn

Hướng nhà gặp Thái Tuế (năm tuổi) và Cách hoá giải

Trong lịch Vạn sự chúng ta thường thấy các tuổi 13, 25, 37, 49, 61, 73…là gặp năm Thái Tuế. Bởi vì Địa chi của năm đó giống như Địa chi năm mình sinh ra,thường gọi là phạm Thái Tuế,hay còn gọi là gặp năm tuổi…
Còn trong phong thủy Thái Tuế có ảnh hưởng rất lớn và những ảnh hưởng đó lại là không tốt,khi Thái tuế bay đến ngay hướng nhà ta đang ở.Sẽ sinh ra biết bao nhiêu chuyện như thị phi,kiện tụng,tranh chấp,tiểu nhân,tai ương…Mà ta thường gọi là gặp thời vận xấu,mà ít ai ngờ là hướng nhà mình đang ở gặp phải Thái Tuế sát ! [-X
Để biết hướng nhà của ta đến năm nào thì phạm Thái Tuế sát,thì tham khảo vào sự sắp xếp như sau :
Nhà ở hướng Bắc, thì đến năm Tý là phạm Thái Tuế.
Nhà ở hướng Đông-Bắc, thì đến năm Sửu,Dần là phạm Thái Tuế.
Nhà ở hướng Đông, thì đến năm Mẹo là phạm Thái Tuế.
Nhà ở hướng Đông-Nam, thì đến năm Thìn,Tỵ là phạm Thái Tuế.
Nhà ở hướng Nam, thì đến năm Ngọ là phạm Thái Tuế.
Nhà ở hướng Tây-Nam, thì đến năm Mùi,Thân là phạm Thái Tuế.
Nhà ở hướng Tây, thì đến năm Dậu là phạm Thái Tuế.
Nhà ở hướng Tây-Bắc, thì đến năm Tuất,Hợi là phạm Thái Tuế.
Đặc biệt chú ý: Nếu ta tuổi Tý,nhà ở hướng Bắc,mà gặp năm Thái Tuế sát vào năm Tý,thì vận hạn lại càng xấu hơn…
CÁCH HÓA GIẢI;
Ta chỉ cần treo kính bát quái trước cửa chính, là có tác dụng hóa giải Thái Tuế sát.
(Tất nhiên việc đặt bất cứ dụng cụ nào để hóa sát trong phong thủy,đều phải xem ngày TRỰC TRỪ và giờ HOÀNG ĐẠO để đặt.)
Nguồn: Phong Thuy & Tu Bep

Phong thủy - cát và hung trong và ngoài nhà ở (phần 1

Phong thủy - cát và hung trong và ngoài nhà ở (phần 1) Đăng ngày 10/11/2010
 
Gia đình là một tế bào của xã hội. Xã hội do nhiều gia đình hợp thành, không có gia đình thì không có xã hội, chất lượng của gia đình quyết định chất lượng xã hội. Chất lượng của xã hội là do chất lượng của gia đình quyết định. Vậy chất lượng của gia đình do cái gì quyết định? 
Khoa phong thủy của Trung Quốc đã tổng kết trí tuệ đặc sắc của phương đông mà giải đáp câu hỏi đó : chất lượng của gia đình được quyết định bởi hoàn cảnh địa lý ở nơi gia đình trú ngụ và kết cấu nhà ở của gia đình.
Các phong thủy gia Trung Quốc cho rằng kết cấu nhà ở của một gia đình phải hợp thành một thể thống nhất với hoàn cảnh địa lý sở tại, nghĩa là làm sao cho nhà ở có thể hấp thụ tốt nhất tinh hoa (hoặc địa khí) của hoàn cảnh đại lý xung quanh.
Để giải thích rõ lý luận này, các phong thủy gia Trung Quốc đưa ra một số cách so sánh dễ hiểu: Nhà ở của một gia đình cũng giống như một cơ thể con người. Cổng, cửa lớn của nhà ở giống như cái miệng, thu nạp linh khí của đất. Phòng của chủ nhân giống như tim gan, ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Hành lang chính từ cổng, cửa lớn thông tới phòng chính của chủ nhân giống như khí quản của người, thông đến thư phòng, gian bếp, khu vệ sinh, … giống như kinh mạch, huyết quản của người. Cho nên, cần thông đạt chính xác. Cửa và lối đi thông đạt chính xác hay không, sẽ quyết định cát hung, học phúc của phòng chủ nhân. Nếu không chính xác, sẽ làm cho địa khí xấu tiến nhập vào phòng đó, ảnh hưởng bất lợi đến trường sinh học của phòng chủ nhân, đem tới những yếu tố không hay. Đã vậy, lại còn ngăn cản địa khí tốt tiến nhập vào phòng đó, khiến chủ nhân mất đi những điều hay.
Lý luận của các phong thủy gia Trung Quốc được con người thời nay tiếp thụ, hơn nữa còn làm dấy lên trào lưu nghiên cứu phong thủy rầm rộ ở các địa phương. Mọi người có nhận thức mới về nơi ăn chốn ở của mình, coi lý luận ấy là nội dung chủ yếu của khái niệm “địa lợi”.
Tuy nhiên, cư dân ngày nay, nhất là dân cư thành thị, cơ hồ không mấy ai được quyền chủ động lựa chọn kết cấu nhà ở, bởi vì họ chỉ có thể quyết định mua hay không mua những ngôi nhà làm sẵn. Tình hình đó khiến thuật phong thủy của Trung Quốc trở thành một khoa học huyền bí, chẳng thể ứng dụng. Song cách lý giải này là một nhận thức tiêu cực. Hoàn cảnh quyết định con người, song con người cũng có thể cải biến hoàn cảnh. Đối với chổ ở, hoàn toàn có thể tu sửa theo những quy tắc của khoa phong thủy, để đạt tới hiệu quả nhập cát tránh hung, tối thiểu cũng khả dĩ giảm đến mức tối đa hậu quả xấu.
Đó là ý nghĩa của bí quyết trang tu gia trạch trong dân gian.
Các bạn có thể căn cứ vào các kiến nghị này mà cải tạo, tu sửa nhà ở của mình. Các kiến nghị đó đều là những kinh nghiệm quý báu mà các bậc đại sư phong thủy đúc kết từ thực tiễn, tin rằng sẽ trở thành chiếc chìa khóa vàng tạo nên hạnh phúc cho gia đình bạn.
Trong luật phong thủy, cơ bản gồm có 2 phần chính :
+ Cát hung của hoàn cảnh bên ngoài nhà ở.
+ Cát hung của hoàn cảnh bên trong nhà ở
Hoàn cảnh lý tưởng của nhà ở là không khí phải lưu thông, ôn độ và ẩm độ được điều tiết, ánh sáng có ảnh hưởng rõ ràng đến tinh thần và sức khỏe, bảo đảm vệ sinh cho sinh hoạt hằng ngày. Phải tính xem có trừ họa hại được không, thiết kế phòng ở thế nào, kiểu cách có rõ ràng, dễ thở, phòng ngủ có bị người nhòm trộm không, ngoại hình các phòng có điều hòa các phương diện hay không. Việc bố trí phòng ngủ, thư phòng, phòng khách, gian bếp, khu vệ sing, … có quan hệ trọng yếu đến sức khỏe của chúng ta, nhất thiết phải cẩn thận.
1. Đường đi lấy thông thương làm chính. Đướng sá ở bốn phía quanh nhà thế nào, khoa địa lý đều có nghiên cứu, điều quan trọng nhất là: tuyệt đối không nên có đường đâm thẳng vào trước cửa, vì như thế là chủ về trong nhà bất hòa, con đường kia sẽ mang bệnh tật từ bên ngoài vào nhà và đem cát khí từ trong nhà ra đi.
2. Nhà nằm trên đường hình chữ Đinh, chủ về phá bại. Luận về cát hung, vượng suy của trạch vận, thì có hai loại đường hình chữ Đinh. Một là đường chữ Đinh hướng ngoại, hai là đường hình chữ Đinh hướng nội. Theo kinh nghiệm, loại đường hình chữ Đinh hướng nội là không tốt, sẽ có tai họa nặng, bởi vì phòng ốc không nên bị trực xung (đâm thẳng vào).
3. Chái nhà giống như chân tay của người. Nếu khuyết (thiếu) một bên, coi như tàn phế, không đi lại được. Theo lý luận phong thủy Trung Quốc, nhà mà bên phải không có chái thì nữ nhân chết, bên trái không có chái thì nam nhân vong.
4. Dương trạch (phần từ nền nhà trở lên) có liên hệ mật thiết với họa phúc, cát hung của đời người. Vì trời có thiên vận, đất có địa vận, người có mạng vận, nhà có trạch vận. Nền nhà đằng trước cao, đằng sau thấp là không tốt, vì khí bị tù hãm.
5. Dương trạch tốt nghĩa là các phương diện được điều hòa cân bằng, vừa đề phòng tai họa, vừa đảm bảo vệ sinh ở xung quanh, ánh sáng đầu đủ, lại thông thoáng, yên tĩnh.
6. Khi thiết kế và thi công, phải bảo đảm cho nhà đủ ánh sáng, thích hợp để lòng người thoải mái, sinh hoạt mỹ mãn.
7. Luận về ngoại hình nhà ở, phàm mé bên tả có lưu thủy (sông, dòng chảy), thuật phong thủy gọi là có Thanh Long, mé hữu có đường dài, gọi la có Bạch Hổ, phía trước có ao hồ gọi là Chu Tước, đằng sau có gò cao gọi là Huyền Vũ, thì là đất cực quý.
8. Trước cửa, nhìn thẳng có một ngôi nhà trống, thì nam nữ thường than khóc, nghĩa là hay phát sinh những chuyện bất hạnh.
9. Nhà trước thấp, sau cao, chủ phú quý. Còn trước cao, sau thấp, thì rất bất lợi, lớn bé trong nhà không có tôn ti trật tự.
10. Tối kỵ nơi cư trú ở nơi xung yếu, ở đền chùa, miếu mạo, ở gần nơi thờ cúng có qui mô lớn, ở nơi giao thông bất tiện, cỏ cây cằn cỗi xác xơ, ở ngay nơi dòng chảy xộc thẳng tới, ở ngay nơi sống núi chọc thẳng đến, ở đối diện với cổng nhà lao, ở ngay cửa bể.
11. Phía động nhà có đại lộ (đường lớn) thì nghèo, phía bắc có đại lộ thì hung, phía nam có đại lộ thì phú quý.
12.Cây cối xung quanh chĩa vào nhà là cát, quay lưng vào nhà là hung.
13. Địa hình của gia trạch Mão Dậu, Tý Ngọ, Tý Sửu là bất túc, ở đó thì hung.
14.Nhà dài theo hướng nam bắc, hẹp theo hướng đông tây là cát. Hướng nam bắc mà hẹp, hướng đông tây dài là hung.
15. Nhà ở dưới gầm cầu, sát bên cầu cống, chủ bất lợi cho con cháu.
16.Phía trước nhà không nên đào ao mới, chủ tuyệt tự, xa hơn về phía trước có tềh đào ao hình bán nguyệt.
17. Trước nhà không nên thấy có phiến đá màu hồng, đỏ, trắng, rộng vài ba thước, chủ hung.
18. Nhà trước sau vuông vức, đại cát. Nếu phía sau thót vào hoặc nhọn hoắt, sẽ tuyệt nhân đinh.
19. Phía trước nhà nghe tiếng nước như tiếng rên rỉ bi ai, chủ tán tài.
20.Trước nhà kỵ có hai cái ao, gọi là chữ khốc (khóc). Đầu phía tây có ao, là Bạch Hổ há miệng, đều kỵ.
21. Phàm trước cửa, sau nhà thấy thủy lưu, chủ đau mắt.
22. Trước nhà có đồi, núi bằng, tròn trịa, chủ cát.
23. Phía trước nhà và sau nhà, rãnh nước không nên phân thành hình chữ bát, nước chảy cả ra đằng trước đằng sau, chủ tuyệt tự, tán tái.
24. Phàm giếng nước không được chắn cổng, chủ kiện tụng.
25. Khi xây nhà, kỵ xây tường bao và cổng trước, chủ khó hoàn thành.
26. Phàm hai cánh cổng phải có độ lớn bằng nhau, nếu cánh bên tả lớn hơn, chủ thay vợ, nếu cánh bên hữu lớn hơn, chủ cô quả.
27. Cây lớn chắn ngang trước cửa, chủ tiền tài ít, thân thể yếu.
28.Đầu tường chĩa thẳng vào cửa, chủ bị người đàm tiếu. Đường đan chéo kẹp nhà như gọng kìm, nhân khẩu bất tồn.
29. Trên cùng một mảnh đất, dựng ba ngôi nhà liền nhau, nhà ở giữa không gặp cát lợi.
30.Đền chùa, nhà thờ ở ngay trước cửa nhà, người nhà thường mắc bệnh thần kinh suy nhược.
31. Nhà vệ sinh ở ngay trước cửa thường bị khí độc.
32.Nhà có ba cửa thông luôn, tất chủ nhà thua kém dần.
33. Cột điện lấn vào giữa cửa, chủ không an ninh.
34. Luận về Ngũ Hành bốn mùa, trong vòng 18 ngày trước các tiết Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông kỵ động thổ, phá thổ.
35. Phòng ngủ của nhà ở, phải chọn phương sinh vượng. Trong phòng phải sáng sủa, kỵ tối mờ, trước cửa sổ kỵ mái nhà khác đâm thẳng vào hoặc kỵ máng xối.
36. Trước sau nhà ở kỵ bếp, phía sau phòng kỵ có giếng.
37. Nhà ở kỵ ngay sau đền chùa, kỵ đối diện với gian bếp nhà khác.
38.Nhà cửa kỵ nhiều cửa sổ, phòng kỵ cửa kiểu hình cánh bướm.
39. Cầu thang kỵ xộc thẳng cửa phòng.
40. Đặt giường tối kỵ phương tiết (thoát) khí, ắt chủ về tuyệt tự, ví dụ Khảm Trạch thì kỵ phương vị đông bắc và chính tây.
41.Đặt giường tốt nhất chọn cát phương. Giường đặt ngay dưới xà chính, trước giường kỵ có cột, sau giường kỵ có khoảng trống. Hia đầu không nên sát tường, kỵ mở cửa ngay bên đầu giường.
42.Kỵ kê giường bên dười cầu thang, kỵ đầu giường có bếp lò, sau giướng có giếng.
43. Phía dưới phòng ngủ trên lầu, không nên đặt bàn thờ, chủ không bình an.
44.Phàm xây nhà lầu không thểà phân rõ chủ khách, hướng ngồi. Ví dụ, ngồi hướng bắc nhìn về hướng nam thì cổng tất phải ở phía nam hoặc phía đông, hoặc phía tây, sau lưng nhà hoặc hai bên có thể làm cửa ngách, để hình dáng nhà có chủ có khách.
45. Xây lầu chớ nên xây quá cao so với xung quanh, cao quá tất nguy hiểm, dễ bị người nhòm ngó, công kích.
46.Nhà láng giềng bốn phía đều cao, nhà mình không nên làm quá thấp. Nếu thấp so với mé bên tả, chủ về xuất hiện cô phụ (chồng chết), nếu thấp co với bên hữu chủ khắc thê. Nếu hai góc tả hữu có giếng, chủ tự sát, nếu phía sau có giếng, chủ trộm cắp.
47. Luận về quan hệ với người, cần coi phòng ốc là tối quan trọng, lại coi phòng ngủ làm trọng.
48. Gian kho, chứa các vật dụng lặt vặt, có thể bố trí ở phương vị bất lợi, nhưng nếu là tiệm buôn, thì hàng hóa phải để ở nơi có phương vị tốt nhất
49. Luận quan hệ giữa phòng với cửa, thì người mạng Đông tứ trạch theo các phương Khảm, Ly, Chấn, Tốn là cát. Người mạng Tây tứ trạch theo các phương Càn, Khôn, Cấn, Đoài là cát.
50. Theo trú trạch phong thủy, kỵ nhà có chỗ lồi lên ở hướng đông và đông bắc.
  • Nhà có chỗ lồi ở hướng đông nam, có thể gặp lương duyên trời ban (Tốn vị).
  • Nhà có chỗ lồi hướng tây nam, chủ nữ nhân được lợi và sung sướng (Khôn vị).
  • Nhà có chỗ lồi hướng tây bắc, có thuộc hạ giúp, mau phát (Càn vị).
  • Nhà có chỗ lồi ở hướng tây, đời sống rất phong túc (Đoài vị).
  • Nhà có chỗ lồi hướng bắc, sinh lý hòa hợp (Khảm vị).
  • Nhà có chỗ lồi hướng nam, đầu óc minh mẫn, có tài cán (Ly vị).

Bài sơn theo phong thủy


Đối với mỗi căn nhà, "bài sơn" tức là trang trí hòn giả sơn hay xây dụng non bộ theo Phong thủy sẽ mang lại sự hòa hợp âm dương, mang lại sự tương sinh thuận hòa trong cuộc sống gia đình.
Mỗi một hành trong Phong thủy đều có tính chất và công dụng khác nhau. Trong một ngôi nhà, sự tương sinh Ngũ hành sẽ đem lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng cho chủ nhân của nó. Nếu Thủy tượng trưng cho tài lộc, là nơi quy nạp tiền tài danh vọng thì Sơn được coi như nơi gìn gìn giữ cái tài lộc, cái tinh anh ấy. Phong thủy có câu: "Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài".

Tọa sơn, hướng thủy

Phong thủy cổ truyền luôn khuyên người ta phải chọn nơi cư trú theo thế "tọa sơn hướng thủy" tức là nhìn sông, tựa núi, cho cảm giác được bao bọc, an toàn. Trong địa hình đồng bằng đô thị, những thế nhà "trước thấp sau cao" cảm giác như đang được dựa núi cũng được gọi là tọa sơn. Thế nhà này vừa có lợi cho sự đón nhận ánh sáng mặt trời và sự thông gió đồng thời khiến cho căn nhà được ôm ấp, bao bọc. Nếu nhà có bốn bề là núi theo thế "tả Thanh Long, hữu bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ" sẽ luôn được tàng phong tụ khí, rất tốt để an cư lạc nghiệp.

Tuy nhiên, tọa sơn cũng cần chọn lọc. Không phải dựa vào núi nào cũng tốt. Phía sau nhà ở mà núi có hình thế cao vút, hiểm trở, đá núi lởm chởm, cây cối thưa thớt sẽ không thích hợp để ở. Phong thủy coi đây là những khu vực "bần sơn ác thủy" tượng trưng cho khí suy bại, khô cằn. Tương tự như thế, trong điều kiện đô thị, nếu phía sau nhà là một tòa cao ốc với hình thái suy tàn chẳng hạn như tường móng tróc lở hoặc nặng nề cục mịch sẽ chưa được coi là thế nhà thuận cho sự phát triển của con người.

Sự hòa hợp của núi sông sẽ đem lại đại cát, hanh thông cho nơi tạo ra nó. Nhà Phong thủy cổ đại Quách Phác có câu: "...nước lấy núi làm mặt, lấy chim thú, cây cối làm tinh thần, núi lấy nước làm huyết mạch...". Núi sông, cỏ cây hoa lá tạo nên một quần thể sum vầy chính là sự hưng tài, đắc lộc vậy.

Những nguyên tắc trong việc "bài sơn"

Việc bài sơn hay bố trí hòn non bộ đã rất phổ biến trong các công trình kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Chùa Trấn Quốc, đền Quan Thánh, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu đều có hòn non bộ ngoài sân. Thái Bình Lâu trong tử cấm thánh Huế nơi vua nhà Nguyễn nhà đọc sách cũng có hòn non bộ lớn. Hòn non bộ ở đây vừa tô điểm cho cảnh quan vừa như những tấm bình phong trước cửa tạo cảm giác thanh bình, thoát tục.

Hiện nay, non bộ ngày càng được sử dụng nhiều như một vật trang trí trong nhà. Việc sử dụng non bộ làm cho ngôi nhà của chúng ta thêm sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, dù chỉ là một hòn non bộ nhưng vẫn mang khí chất của núi. Vì vậy, nó vẫn có tính chất trấn yểm. Non bộ nếu được sử dụng đúng cách, đúng chỗ, nó sẽ giúp cải thiện đáng kể môi trường Phong thủy cho mỗi ngôi nhà.

Về hình thức, Phong thủy khuyên hòn non bộ không nên làm một hòn lẻ loi, không nên làm số lượng hòn chẵn như 2,4,6...Chỉ nên làm 3 hòn thành thế tam sơn như hình tượng chữ sơn của Hán tự, hoặc có thể làm 5 hòn tượng cho Ngũ phúc, 7 hòn với ý tưởng chủ về Thất hiền và tốt nhất là số lẻ. Ngoài ra nên nhớ không nên làm các hòn bằng nhau. Phải thiết kế có sự cao thấp, lớn nhỏ.

Núi nhô cao trong Phong thủy được coi là mang năng lượng âm từ lòng đất. Bởi vậy để hài hòa âm dương theo quan niệm của Phong thủy, không nên dùng các loại núi màu đen hoặc xanh xám. Như vậy sẽ mang tính thuần âm, không tốt.

Về vị trí, nguyên tắc chung là không nên đặt non bộ ở các tầng nhà trên. Nếu núi đặt ở các tầng trên thì các tầng dưới coi như bị núi đè và không thể phát triển được. Trong trường hợp nhà lớn, sân trước rộng, hòn non bộ loại nhỏ có thể đặt phía trước cửa nhà tạo thành tiền án hay còn gọi là Chu tước theo thuật Phong thủy. Hòn non bộ lớn có thể đặt phía sau nhà để tạo thành một thế nhà "tọa sơn" vững chắc, hay làm vững thêm Huyền vũ theo cách nói của thuật Phong thủy.

Theo khoa Huyền Không Phong thủy, chỉ những nơi có "Sơn tinh - Núi" hay "Thủy tinh - nước" đang trong thời kỳ vượng khí thì mới nên dùng non bộ để trợ lực. Ngoài ra, trong các trường hợp cụ thể thì có thể chỉ dùng Sơn hoặc chỉ dùng Thủy.

Trong điều kiện không thể sử dụng non bộ thì những bức tranh phong cảnh có hình tượng núi non là một sự thay thế hiệu quả, nếu sử dụng tranh khảm đá thì hiệu quả hơn nhiều. Tranh ảnh núi non vừa manh tính trang trí vừa biểu trưng cho sự vững chãi, ổn định và trường tồn rất thích hợp khi sử dụng cho văn phòng, công sở.

Trong thế giới tự nhiên, nước như một vật phẩm trời ban- ứng với phần Thiên, núi trỗi lên từ lòng đất- ứng với phần Địa, con người ta lại là tinh hoa của vũ trụ- ứng với phần Nhân. Thiên Địa Nhân giao hòa thì mới có được sự trường tồn vĩnh cửu. Do vậy, việc bài sơn hay bố thủy trong nhà không chỉ là một thú chơi tao nhã của tiền nhân xưa mà còn tượng trưng cho nghệ thuật Phong thủy đem lại sự hòa hợp âm dương, sự tương sinh thuận hòa giữa trời, đất và con người. Việc bài sơn vì thế cũng không nên quá tùy tiện mà nên tuân theo những nguyên tắc nhất định có từ tinh hoa Phong thủy. 

7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn

7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn
7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn

7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn

Thứ Ba, ngày 08/10/2013 16:43 PM (GMT+7)
Sự kiện: Phong thủy
Trên thực tế, rất nhiều yếu tố phong thủy bị hiểu sai và vận dụng sai gây ra những tác hại không mong muốn.
Hiện nay, phong thủy trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Ngày càng có nhiều người hiểu rằng khi gia đình và công việc không thuận lợi, bất hòa thì có thể tạo ra những điều không may mắn đến các mối quan hệ cũng như sự nghiệp.
Chúng ta thừa hiểu rằng năng lượng là một yếu tố thực. Chúng chuyển động bên trong cơ thể của chúng ta, trong các ngôi nhà và cả vũ trụ. Vì thế, không có gì là ngạc nhiên khi năng lượng cũng có mặt lợi và mặt hại.
Cần phải khẳng định rằng năng lượng không phải là một thứ gì đó để “chơi” mà không cần quan tâm đến kết quả.
Thực tế thì có rất nhiều yếu tố phong thủy bị hiểu sai và vận dụng sai gây ra những tác hại không mong muốn. Kiểm tra lại ngôi nhà của bạn để xem nó có phạm phải một trong những sai lầm sau đây không. Một điều tuyệt vời về phong thủy bạn nên biết, đó là bạn dễ dàng sửa chữa những sai lầm phong thủy một khi hiểu rõ về nó.
Sai lầm 1: Treo một chiếc gương đối diện với cửa ra vào để mang lại năng lượng tốt
7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn - 1
Treo gương đối diện cửa ra vào thực chất là chặn đứng dòng chảy năng lượng.
Điều này có thể gây ra sự suy giảm về tài chính và các cơ hội kinh doanh liên quan. Cho dù là văn phòng hay nhà ở, một chiếc gương treo ở phía đối diện với cửa ra vào sẽ đẩy năng lượng ra ngoài. Về cơ bản là chặn đứng nguồn năng lượng đi vào nhà khi gặp chiếc gương. Bởi vì cửa ra vào là miệng của các chi, nhà ở hoặc văn phòng sẽ trở nên “nghèo đói” hoặc cạn kiệt năng lượng. Do đó, không nên treo một chiếc gương đối diện cửa ra vào.
Sai lầm 2: Sơn cửa ra vào màu đỏ
7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn - 2
Một ngôi nhà ở hướng Tây hoặc Tây Bắc không bao giờ được sơn cửa màu đỏ.
Đỏ là một màu sắc mạnh mẽ, và nó có thể gây ra ảnh hưởng không tốt, thậm chí là thiệt hại nặng nề đối với một số không gian. Một ngôi nhà ở hướng Tây hoặc Tây Bắc không bao giờ được sơn cửa màu đỏ. Điều này đặc biệt đúng với cánh cửa ở hướng Tây Bắc.
Hướng Tây Bắc có mối liên hệ trực tiếp với bầu trời, tượng trưng cho người cha hoặc người đàn ông trụ cột của gia đình. Vì vậy, góc này không nên có các ngọn lửa hoặc màu đỏ. Nếu làm như vậy tức là tạo ra “ngọn lửa trên bầu trời”, có thể khiến người cha hoặc người đàn ông trụ cột gặp phải tai nạn nghiêm trọng, bệnh tật, phá sản, mất việc làm.
Nếu cửa ra vào ở hướng Tây (tượng trưng cho trẻ em) hoặc hướng Tây Bắc (tượng trưng cho người cha/người đàn ông) thì bạn nên sơn cửa màu trắng, xám, vàng hoặc màu be.
Sai lầm 3: Treo một tấm gương phía sau bếp nấu
7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn - 3
Quá nhiều yếu tố hỏa sẽ "thiêu rụi" ngôi nhà của bạn.
Bếp nấu là một phần của yếu tố Hỏa và khi có quá nhiều lửa thì nó sẽ thiêu rụi ngôi nhà. Sai lầm này xuất phát từ việc vị trí đặt bếp nấu khiến bạn không thể quan sát phía sau lưng, không biết được mọi người đang làm gì, ra vào như thế nào sau lưng mình.
Cũng có một số ý kiến cho rằng việc đặt gương sau bếp nấu sẽ tăng gấp đôi sự giàu có của bạn vì gương nhân đôi số thức ăn bạn nấu trên bếp. Sự thật thì việc khuếch đại năng lượng của lửa quá mức là rất có hại.
7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn - 4
Treo gương đối diện bàn ăn tăng sự sung túc, dư dả.
Nếu bạn muốn tăng sự sung túc, dư dả bằng cách sử dụng gương, tốt nhất bạn nên treo nó ở phòng ăn hoặc khu vực bố trí bàn ăn. Thức ăn bày trên bàn được nhân đôi tốt hơn là những ngọn lửa trên bếp.
Một điều bạn nên lưu tâm là đối với hai yêu tốt nước và lửa thì cần sử dụng một cách điều độ, đúng và đủ.
Sai lầm 4: Sử dụng gương bát quái hoặc gương phong thủy để đẩy năng lượng tiêu cực đi
7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn - 5
Không nên treo gương bát quái một cách tùy tiện nếu không hiểu biết rõ ràng.
Gương bát quái thường được sử dụng để xua đuổi năng lượng tiêu cực, tạo ra một ngã ba ở cửa ra vào hoặc ngôi nhà hoặc chống lại năng lượng xấu đến từ các hướng không mong muốn.
Những chiếc gương này sử dụng bát quái âm, phát ra nguồn năng lượng rất mạnh và có hại nên không được tùy tiện sử dụng. Bạn chỉ nên sử dụng gương bát quái nếu gặp trường hợp bất khả kháng và phải có lời khuyên của người am hiểu về phong thủy hoặc người tư vấn phong thủy.
Sai lầm 5: Mang cây xanh và nước vào trong phòng ngủ
7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn - 6
Cây xanh và nước xuất hiện trong phòng ngủ gây ra nhiều sự hao tổn về thể lực, trí lực cho chủ nhân của căn phòng.
Theo phong thủy, cây xanh và nước cần được sử dụng một cách hợp lý. Để cây xanh trong phòng ngủ sẽ gây hao tổn sức lực cho chủ nhân của căn phòng khi ngủ vì ban đêm cây nhả khí CO2. Đối với phòng ngủ của vợ chồng thì cây xanh còn làm giảm đi sự lãng mạn giữa hai người.
Về phần nước, nếu nước chuyển động (tiểu cảnh) sẽ gây ra sự thất thoát tiền bạc, các vấn đề về hô hấp, bệnh xoang, sự trầm cảm hoặc trạng trái tinh thần mê man cho người ở trong căn phòng đó.
Tránh để cây xanh và hoa cảnh, trừ khi một ai đó bị bệnh và không bao giờ mang nước vào trong phòng ngủ. Trong phòng ngủ của trẻ nhỏ, các bức tranh hoặc giấy dán tường có họa tiết về cảnh biển hoặc đại dương có thể gây ra bệnh tật và thiếu sáng kiến cho trẻ.
Sai lầm 6: Treo pha lê trên cửa ra vào và cửa sổ
7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn - 7
Khi vận dụng các yếu tố phong thủy luôn luôn lưu ý đến mức độ và liều lượng. Việc lạm dụng trong phong thủy sẽ gây ra ảnh hưởng xấu.
Treo pha lê trên cửa ra vào hoặc cửa sổ được cho là lưu chuyển năng lượng nhưng thực chất là ngăn chặn dòng chảy năng lượng bên trong ngôi nhà. Pha lê mang năng lượng của đất. Khi treo chúng lên một ô cửa thì nó mất đi ý nghĩa vốn có. Nó khiến cho người sống trong ngôi nhà đó thiếu tính quyết đoán, khó tiến về phía trước, sống lộn xộn và gặp các vấn đề về chuyển hóa như tăng cân.
Nếu bạn chỉ treo một viên pha lê trên một ô cửa sổ nhất định thì nó lại trở thành một biểu tượng. Cần phân biệt rõ việc treo chúng trên một hoặc hai cửa sổ trong nhà để đón ánh nắng là điều tốt. Nhưng treo pha lê ở tất cả các ô cửa trong nhà lại trở thành không tốt.
Sai lầm 7: Nhà vệ sinh luôn luôn xấu
7 sai lầm phong thủy có thể làm hại bạn - 8
Một vài thay đổi trong thói quen hàng ngày dễ dàng giải quyết những vấn đề phong thủy xấu.
Một điều chắc chắn là bất kỳ ngôi nhà nào cũng phải có hệ thống đường ống nước. Nhà vệ sinh không mang sắc thái đen hoặc trong theo phong thủy mà chúng có màu xám.
Bồn cầu cần phải có nắp đậy và nhớ đóng cửa phòng vệ sinh sau khi sử dụng.
Vì nhà vệ sinh nằm trong một khu vực nhất định của ngôi nhà, bạn nên quan tâm đến việc tăng cường các yếu tố trong góc phòng khách tương ứng với góc phòng vệ sinh. Ví dụ, nếu phòng vệ sinh ở hướng Tây Nam thì bạn cần thêm các yếu tố có màu đỏ ở hướng này trong phòng khách.

Những biểu tượng hóa giải phong thủy:

V/- Những biểu tượng hóa giải phong thủy:
A/- CHỐNG LẠI NHỮNG MŨI TÊN ÐỘC TỪ BÊN NGOÀI:1. Bát quái: Bát quái từ lâu được sử dụng để tiêu trừ hay chống đỡ các ảnh hưởng xấu đi vào nhà. Bát quái có hai loại: Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái. Hình dáng hai loại này tương tự nhau nhưng phương hướng định vị khác nhau. Tám quái được bố trí xung quang hình lưỡng nghi (Âm dương).
h13 1 Hóa giải phong thủy bằng cách nào?(Phần II)
 Hình Tiên Thiên Bát Quái thường được sử dụng trừ tà khí, hữu hiệu hơn hình Hậu Thiên Bát Quái. Hình bát quái chỉ nên treo phía ngoài nhà chứ không treo ở trong nhà.
Ngày nay do nhu cầu sử dụng đa dạng, nên hình lưỡng nghi ở giữa tấm bát quái được thay thế bằng tấm kiếng. Trên thương trường hiện nay có bán nhiều loại bát quái, và mỗi loại đều có tác dụng khác nhau cần phải thận trọng khi sử dụng.
a)- Loại trơn không có kính: Phía giữa có hình lưỡng nghi âm dương: Chỉ có tác dụng hóa giải hướng xấu của một căn nhà.
b)- Loại ở giữa có kính phẳng: Ngoài tác dụng hóa giải hướng xấu, cũng có thể đối kháng lại những tác động xấu nhẹ từ bên ngoài vào cửa chính như biển quảng cáo, tên đường, cây hay trụ che chắn trước cửa.
c)- Kính lồi: Ngoài tác dụng chuyển đổi hướng xấu của bát quái, kính lồi có tác dụng phân hóa và phản hồi những mũi tên độc mạnh mẽ vào nhà như bị đòn dông, ngã ba đâm vào nhà, cây cầu, mũi súng, hay các vật bén nhọn mũi tên, đao kiếm. vv
d)- Kính lõm: Trước một căn nhà sai hướng nhưng lại có những biểu tượng tốt như hồ nước, tiền án, sa sơn tốt đẹp thì nên dùng bát quái kính lõm để có thể hóa giải hướng xấu mà lại thu hút những biểu tượng tốt vào nhà.
2. Phong linh: Có thể dùng phía trong hay ngoài nhà: Có tác dụng dẫn khí dọc theo hành lang, mời gọi sinh khí đến nhà, xua đuổi tà khí đi nơi khác. Phong linh được chế tạo bằng nhiều loại vật liệu khác như như là những thanh kim loại đặt hay rỗng ruột, đá, vỏ ốc, thủy tinh, gỗ, tre, trúc, vải về hình dáng cũng đa dạng như những hình ống, hình trụ, hình tam giác, tứ giác, nhiều cạnh, chùm chuông, hình con cá, con chim.
Khi sử dụng phong linh nhằm tác dụng dẫn sinh khí dọc hành lang thì nên dùng loại rỗng ruột thông khí. Trái lại khi dùng xua đuổi tà khí thì nên dùng loại đặt ruột. Phong linh trước gió thường lay động phát ra những âm thanh, điệu nhạc vui tai, để sử dụng phong linh có hiệu quả các bạn cần phải biết phân loại âm thanh theo ngũ hành Kim Thủy, Mộc Hỏa Thổ tương ứng với các âm trong cổ nhạc là: THƯƠNG – VŨ – DỐC – CHỦY – CUNG dựa trên căn bản âm thanh do phong linh phát ra trước gió. Do vậy khi sử dụng phong linh có tiếng phát ra hợp với hành bản mệnh của mình cũng là điều tốt đẹp mang lại nhiều hiệu quả mong muốn.
3. Ðèn: Có thể dùng bên ngoài và cả bên trong,.
• Trường hợp sử dụng bên ngoài nhằm điều chính thế đất thấp lõm hay hóa giải sự khiếm khuyết của một góc nhà thì dùng đèn phải chú ý đến nguyên tắc là đèn càng sáng càng tăng cường hiệu quả.
• Trường hợp nhằm hóa giải âm dương, đem lại sinh khí cho gia đình thì khi dùng đèn phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:
- Nếu dùng đèn màu thì phải thuận hợp với ngũ hành bản mệnh của chủ nhà.
- Trường hợp dùng nhiều bóng đèn cùng một lúc thì phải chú ý đến số lượng được tính như sau : sinh, lão, bệnh, tử do vậy chỉ nên dùng những chùm đèn 1, 2, 5, 6, 9, 10 bóng là những loại đèn sinh hay đèn lão mới tốt.
Súng Ðại Bác: Trước những mũi tên độc lớn như là cây cầu, trụ ăn ten, tháp nhọn, ngã ba đường thì kính lồi bát quái không đủ sức chống lại thì có thể dùng súng đại bác, đặt trước cửa chỉ ngay những tà khí bắn vào nhà mình. Trên đất nước ta có những cây súng Thần công nổi tiếng, không ai là không biết một khi đã đặt chân đến đất thần kinh Huế. Ðó là những cây súng THẦN CÔNG ở nội thành Huế.
Vào thời vua Gia Long sau khi chiến thắng Tây sơn đã cho gom lại những chiến cụ và vật dụng bằng đồng để đúc 9 khẩu súng đại bác vào năm 1804 còn gọi là súng Thần công, được vua phong là THẦN OAI VÔ ÐỊCH THƯỢNG TƯỚNG. Chín (9) cây súng này được đặt trong hai dãy nhà phía ngoài cửa Ngọ Môn mũi súng hướng ra biển nhằm chống ngoại xâm và nội loạn. Súng này thực sự chưa sử dụng đến chỉ có tính cách thiêng liêng và đặt ở vị thế bảo vệ triều đình và đất nước nên còn có tên khác nữa đó là “CỬU VỊ HỘ QUỐC THẦN CÔNG”. Thế nhưng đến thời vua Khải Ðịnh năm 1917 không biết vì lý do gì lại cho dời chín (9) cây súng này vào phía trong thành nội đặt phía trước và hai bên cửa Ngọ Môn gần hai cửa Thể Nhơn và Quảng Ðức. Ðiều đáng nói thay vì chín (9) mũi súng hướng ra phía trước để bảo vệ triều đình như trước, thì lại cho chín (9) cây súng này đối đầu bắn vào nhau. Do vậy cho dù bào chữa lý do nào đi nữa thì vị trí của chín (9) cây súng này gây nhiều tác hại xấu về mặt phong thủy. Sự việc này có thể đem lại nhiều tranh luận và nghi vấn về phong thủy đối với kinh thành Huế nói riêng và đất nước nói chung.
Thật vậy, các cây súng được mệnh danh là Hộ Quốc Thần Công mà mũi súng lại không hướng về phía giặc ngoại xâm hay phản loạn, mà lại hướng đối đầu bắn vào nhau là dấu hiệu nội loạn. Thứ nữa sự đối đầu này diễn ra trước cửa Ngọ Môn Triều đình cũng là dấu hiệu an nguy cho triều đình, cũng như mang lại sự ly tán của người dân xứ Huế để tránh vòng lửa đạn.
Ðứng tại cửa Ngọ Môn nhìn ra cột cờ bên tay trái, Thanh Long thuộc về dòng nội chỉ có 4 cây súng. Trong khi tay mặt là Bạch Hổ thuộc về dòng ngoại lại đặt 5 cây súng. Ðấu nhau sau lưng cột cờ chính nghĩa, phải chăng đây chính là mầm mống Bắc Nam phân tranh mà ưu thế nghiêng về phía Bạch Hổ?
Mũi tên sắt: thường đặt trên mái nhà hướng vào những mũi tên độc bắn vào nhà như đòn dông, cầu cống, ngã ba đường. Cây xương rồng cũng có tác dụng chống lại sha khí, nên chưng phía ngoài nhà, khi chưng bày xương rồng nên chú ý một điều là xương rồng thuộc hành hỏa vì thế những người hành mộc hay hành kim không nên chưng loại xương rồng này. Nhiều người thường đặt hai chậu xương rồng trên hai lưng voi phục trước nhà nhằm chống lại tà khí ngoại xâm. Tượng thú dữ: Theo khoa phong thủy cửa chính là một trong những vị trí quan trọng của căn nhà cần được bảo vệ và ngăn chận những mũi tên độc hay những yếu tố xấu khác xâm nhập vào nhà. Có nhiều phương cách bảo vệ cửa chính, việc đặt thú vật hai bên cửa chính cũng là một trong những phương cách bảo vệ hữu hiệu. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thú ở những kiểu dáng khác nhau rất đa dạng và phong phú như là long, lân qui, phụng, sư tử, ngựa, voi, nai, gấu, rắn, chim, sóc, chó, mèo, dơi, gà … Vì thế trước khi quyết định chọn lựa một biểu tượng sử dụng cần phải chú ý đến các điểm…
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Cổng nhà trong phong thủy



Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng và tường rào luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà.
“Kín cổng cao tường" từ quen dùng để chỉ những ngôi nhà bề thế, có sự che chắn bảo vệ tách biệt so với bên ngoài.

Tuy nhiên văn hóa truyền thống và phong thủy Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt về cổng. Tôn trọng cảnh quan chung quanh, xem lũy tre, mương nước... là những "rào chắn" thiên nhiên hữu hiệu, nếp nhà Việt chỉ làm cổng như một hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một ngôi nhà... chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hòa thân thiện vốn có.
Cổng nhà trong phong thủy | ảnh 1
Phong thủy Việt cũng xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ - tiểu vũ trụ tương hòa, nhà nhỏ vườn rộng, nên cổng chỉ cần làm sao cho hài hòa với ngôi nhà, thuận tiện khi sử dụng là ổn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, yếu tố phương vị mở cổng cũng rất cần thiết. Khi thiết kế cửa cổng, ngõ vào nhà, cách định vị, chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà. Về mặt Bát Trạch là thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở xét từ bên trong khu đất nhìn ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối "trực xung" với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi "sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng".
Cổng nhà trong phong thủy | ảnh 2

Cổng nhà trong phong thủy | ảnh 3
Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với trạch mệnh. Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu là hợp (hình 1 & 2). Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Còn cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc (hình 3),  trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp.
Cổng nhà trong phong thủy | ảnh 4
Thực tế thì tùy theo địa phương, khu đất cụ thể mà cổng nên làm theo kiểu nào để vừa đảm bảo an ninh, chống sự xoi mói từ bên ngoài vào nhà, vừa không khiến ngôi nhà quá tách biệt với môi trường chung quanh, hài hòa thiên nhiên và cảnh quan toàn khu (hình 4).

DỊCH VỤ PHONG THUỶ

Dịch Vụ

Dịch Vụ Phong Thủy của PhongThuyHoc.com do các chuyên gia phong thủy dày dạn kinh nghiệm và có quá trình nghiên cứu về phong thủy từ 20 năm trở lên đảm nhiệm. Bao gồm các dịch vụ như sau:
A – Hóa Giải, Cải Tạo Cho Nhà Ở phạm phải Những Điều Cấm Kỵ Trong Phong Thủy
1 – Xem tuổi gia chủ: dựa vào ngày, tháng, năm sinh để tính cung mệnh
2 – Dùng la bàn để xác định phương hướng tọa độ của ngôi nhà ( bao nhiêu độ? thuộc phương hướng gì? đông tứ trạch hay tây tứ trạch, xác định có hợp với gia chủ hay không?… )
3 – Xác định phong thủy ngọại thất tự nhiên bên ngoài, trước cửa nhà hoặc 2 bên nhà có sát khí hay tử khí hay không, có phạm những điều cấm kỵ hay không?
4 – Đo cửa cổng chính, cửa nhà (huyền quan) xem có đúng kích thước lổ ban hay không?
5 – Xem phòng khách hoặc những vị trí khác có phù hợp với phong thủy nội thất tự nhiên hay không?
6 – Xem toilet có đúng vi trí theo cung mệnh, có nằm phải các cung tốt là cho vận mệnh gia chủ ngày càng xấu hơn hay không?
7 – Xem bếp nấu có đúng vị trí và hạp với tuổi gia chủ (bao gồm khay đựng gao, tủ lạnh, nơi đặt bàn thờ ông táo thần, bình nuớc nóng lạnh, lọc nước… )
8 – Xem phòng ngủ và vấn đề liên quan trong phòng ngủ, như giường ngủ có nằm đúng cung tình duyên hay không? có thuận lợi đường con cái hay không?…
9 – Xem vị trí két sắt đựng tiền…
10 – Xem bàn làm việc gia chủ
11 – Xem phòng học trẻ em để tìm được góc học tập đạt sao VĂN XƯƠNG tốt nhất hay không?
12 – Xem phòng thờ
13 – Đặt biệt: dùng đồ nghề phong thủy để xác định vị trí đất nhà ở đạt trị số BOVIS bao nhiêu % đất sống hay đất chết… để cải tạo lại cho có TỪ TÍNH
14 – Phần cuối cùng lập một hồ sơ đóng thành tập ghi chi tiết xem phong thủy nhà cửa TỐT, XẤU và các biện pháp khắc phục hóa giải, kèm theo là một bộ bản vẽ bố cục phong thủy khổ giấy A3 nhằm cụ thể phương án bố trí lại không gian nội thất trong nhà cho phù hợp…
15 – Chi phí từ 8 triệu đồng/bộ hồ sơ trở lên tùy theo độ khó, diện tích và quy mô ngôi nhà, giá áp dụng như nhau cho tất cả các địa phương, riêng với bà con hải ngoại giá tính theo USD, từ $450 trở lên.
16 – Ngoài ra sẽ tư vấn miễn phí về các lĩnh vực khác mà khách hàng cần hỏi thêm (xem khai trương, cúng sao hạn… trong phạm vi có lĩnh vực phong thủy)
B – Dịch Vụ Phong Thủy Trọn Gói Cho Nhà Mới chuẩn bị hoặc đang Xây Dựng
1 – Xem tuổi gia chủ: dựa vào ngày, tháng, năm sinh để tính cung mệnh
2 – Dùng la bàn để xác định phương hướng tọa độ của ngôi nhà ( bao nhiêu độ? thuộc phương hướng gì? đông tứ trạch hay tây tứ trạch, xác định có hợp với gia chủ hay không?… )
3 – Sử dụng đồ nghề phong thủy để xác định vị trí đất nhà ở đạt trị số BOVIS bao nhiêu % đất sống hay đất chết… để cải tạo lại cho có TỪ TÍNH
4 – Lập một hồ sơ đóng thành tập hướng dẫn chi tiết thực hiện theo Phong Thủy, như thông số, kích thước, ngày giờ phù hợp để làm lễ động thổ, đóng cọc, đổ sàn bêtông lần đầu, liền nóc, an vị bếp, nhập trạch…
5 – Lập bộ bản vẽ bố cục phong thủy trên khổ giấy A3 đóng tập chi tiết nhằm cụ thể phương án xây dựng, bố trí không gian trong nhà sao cho phù hợp…
6 – Sau khi có bản vẽ bố cục phong thủy sẽ giao cho lại cho kiến trúc sư của khách hàng vẽ lại chi tiết
7 – Khi KTS vẽ xong, sẽ kiểm tra lại tất cả bản vẽ xem đã đúng bố cục, phương vị phong thủy theo cung mệnh của gia chủ chưa hoặc kích thước số đo lỗ ban tất cả đã phù hợp chưa…
8 – Trong quá trình thi công xây dựng, gia chủ sẽ nhận được sự hỗ trợ của chuyên gia khi có các vấn đề phát sinh thông qua điện thoại, trường hợp cần thiết có thể chuyên gia sẽ đến tận nơi và khách hàng không hề tốn kém chi phí gì nữa.
9 – Chi phí từ 10 triệu đồng/bộ hồ sơ trở lên tùy theo độ khó, diện tích và quy mô ngôi nhà, giá áp dụng như nhau cho tất cả các địa phương, riêng với bà con hải ngoại giá tính theo USD, từ $550 trở lên.
C – Dịch Vụ Phong Thủy cho Nhà Xưởng, Cao Ốc, Khu Resort, Khách Sạn Lớn
1 – Các bước thực hiện cũng tương tự như nhà ở cho cả cũ lẫn mới, tuy nhiên mức giá sẽ thỏa thuận tuỳ theo độ khó và quy mô của từng đơn vị khác nhau.
D – Dịch Vụ Tư Vấn Xây Dựng Mồ Mả theo Phong Thuỷ
1 – Chọn đất, đặt huyệt nhằm đem lại phú quý, vượng cát cho gia chủ : 7 triệu đồng/mộ
2 – Tìm huyệt tốt và đặt huyệt nhằm đem lại phú quý, vư­ợng cát cho gia chủ : 20 triệu đồng/mộ
E – Dịch Vụ Tư Vấn chuyện Hôn Nhân Gia Đình theo Phong Thủy
1 – Xác định tuổi nam nữ hợp hôn
2- Chọn thời gian ăn hỏi, cưới
3 – Tính tam tuyệt (xem vợ chồng lấy nhau có phạm tam Tuyệt mệnh không, xấu tốt ra sao?)
4 – Tư­ vấn cách hoá giải các sự việc trên
Đơn Giá: 300.000 đồng/mỗi vấn đề
F – Dịch Vụ Tư Vấn đường Thai Sản Con Cái theo Phong Thủy
1- Xác định năm tháng thụ thai cát lợi
2 – Xác định thời điểm sinh con tốt
3 – Tính ngày giờ xem có phạm giờ Dạ đề, Diêm vương, quan sát, Kim xà thiết toả, t­ướng quân…
Đơn Giá: 400.000 đồng/mỗi vấn đề
G – Dịch Vụ Tư Vấn về các vấn đề trong Tang Chế theo Phong Thủy
1 – Xác định Trùng tang – Trùng phục
2 – Xác định thời gian Liệm, Di quan, Hạ huyệt
3 – T­ư vấn cách thức hoá giải Trùng tang, trùng phục (tr­ước khi hạ huyệt)
Đơn Giá: 500.000 đồng/mỗi vấn đề
H – Dịch Vụ Tư Vấn ngày giờ Khai Trương, Động Thổ theo Phong Thủy
1 – Xác định thời gian khởi công động thổ (cả đóng cọc bê tông khoan thăm dò)
2 – Xác định thời gian đổ mái từng tầng và cất nóc
3 – Xác định thời gian nhập trạch và cách thức nhập trạch
4 – Xác định thời gian cho các công việc khác (xuất hành đi xa, ký kết hợp đồng, khai tr­ơng cửa hàng…)
Đơn Giá: 400.000 đồng/mỗi vấn đề
K – Dịch Vụ Tư Vấn Đặt Tên Công Ty, Tên Con theo Phong Thủy
1 – Đặt tên theo tính danh học
2 – Đặt tên theo tương sanh tương khắc trong
Đơn Giá: 500.000 đồng/mỗi vấn đề
Chú ý: từ mục E cho đến mục K đều thực hiện hoàn toàn qua email, thanh toán tiền trực tiếp tại các văn phòng hoặc chuyển khoản, thời gian thực hiện dịch vụ không trễ hơn 12 tiếng tính từ lúc nhận được tiền. Tuy nhiên trường hợp khẩn cấp hoặc rất cần thiết thì có thể gặp trực tiếp chuyên gia và mức phí sẽ cộng thêm là 50%

Nên chọn 24 hướng cổng tốt theo phong thủy học

Nhà có đường đi xung quanh là Ngoại Lộ, đường đi bên trong là Nội Lộ. Lộ bên ngoài muốn vào trong phải có cửa đi vào – . Theo , các ngôi nhà đều nên có .
Nên chọn 24 hướng cổng tốt theo phong thủy học
Để đón khí tốt, tránh khí xấu, gia chủ cần chú ý đến yếu tố Cát – Hung của Môn Lộ. Chủ nhà cần phải có Môn Lộ đúng hướng. Theo đó, tìm được hướng tốt cho thì sẽ nhận được phúc và tránh được họa.
24 học:
1. Nhà hướng Tý: cổng vào trong các hướng Tý, Dậu, Mão, Tân, Sửu.
2. Nhà hướng Quý: cổng vào trong các hướng Quý, Ất, Tân, Càng, Cấn.
3. Nhà hướng Sửu: cổng vào trong các hướng Sửu, Tuất, Thìn, Tị, Hợi.
4. Nhà hướng Cấn: cổng vào trong các hướng Cấn, Càn, Tốn, Nhâm, Tuất.
5. Nhà hướng Dần: cổng vào trong các hướng Dần, Hợi, Tý, Tị, Mão.
6. Nhà hướng Giáp: cổng vào trong các hướng Giáp, Nhâm, Bính, Quý, Ất.
7. Nhà hướng Mão: cổng vào trong các hướng Mão, Tí, Ngọ, Sửu, Thìn.
8. Nhà hướng Ất: cổng vào trong các hướng Ất, Quý, Cấn, Đinh, Tốn.
9. Nhà hướng Thìn: cổng vào trong các hướng Thìn, Sửu, Mùi, Dần, Tị.
10. Nhà hướng Tốn: cổng vào trong các hướng Tốn, Cấn, Khôn, Thân, Bính.
11. Nhà hướng Tỵ: cổng vào trong các hướng Tỵ, Dần, Thân, Dậu, Tý.
12. Nhà hướng Bính: cổng vào trong các hướng Bính, Giáp, Ất, Canh, Tỵ.
13. Nhà hướng Ngọ: cổng vào trong các hướng Mão, Thìn, Ngọ, Dậu, Bính.
14. Nhà hướng Đinh: cổng vào trong các hướng Ất, Bính, Đinh, Tân, Tốn.
15. Nhà hướng Mùi: cổng vào trong các hướng Mùi, Tị, Thìn, Tuất.
16. Nhà hướng Khôn: cổng vào trong các hướng Khôn, Tốn, Càn, Bính, Canh.
17. Nhà hướng Thân: cổng vào trong các hướng Thân, Tị, Hợi, Ngọ, Dậu.
18. Nhà hướng Canh: cổng vào trong các hướng Canh, Bính, Đinh, Nhâm, Tốn.
19. Nhà hướng Dậu: cổng vào trong các hướng Dậu, Ngọ, Đinh, Mùi, Canh.
20. Nhà hướng Tân: cổng vào trong các hướng Canh, Tân, Quý, Dậu.
21. Nhà hướng Tuất: cổng vào trong các hướng Sửu, Mùi, Tuất, Hợi, Thân.
22. Nhà hướng Càn: cổng vào trong các hướng Càn, Khôn, Cấn, Canh, Nhâm.
23. Nhà hướng Hợi: cổng vào trong các hướng Hợi, Thân, Dần, Dậu, Càn.
24. Nhà hướng Nhâm: cổng vào trong các hướng Nhâm, Giáp, Canh, Tân, Quý.
Nguyên tắc tính cổng tốt cho một ngôi nhà như sau:
1. Tại cung hướng của ngôi nhà có thể dùng làm Môn Lộ của ngôi nhà.
2. Từ cung tọa của ngôi nhà tính về 2 bên trái, phải mỗi bên 7 cung, tại 2 cung dừng lại cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.
3. Từ cung hướng của ngôi nhà tính về bên phải 3 cung, tính về bên trái 5 cung, tại 2 cung dừng lại đó cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.
Khi tính toán xây cổng cho ngôi nhà, gia chủ cũng phải dựa vào của chủ nhà mà xem xét để lấy hướng cổng vào cho phù hợp, tốt nhất là được hướng cổng sinh cho trạch, trạch sinh cho của chủ nhà.
Nguồn: phongthuytonghop

ĐỊNH TÂM NHÀ


I – MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TÂM NHÀ - ĐẤT TRONG PHONG THỦY.
I - 1. Tầm quan trọng của việc định tâm đất trong phong thủy
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã xác định yếu tố thực tiễn và khách quan của phương pháp ứng dụng trong phong thủy chính là sự tương tác. Sự nắm bắt qui luật tương tác của vũ trụ, thiên nhiên, môi trường và cụ thể của những cấu trúc vật chất trong ngôi gia đã làm nên tính ứng dụng của phong thủy. Nhận xét này của chúng tôi, bước đầu đã xóa bỏ bức màn huyền bí của môn phong thủy Đông phương và đưa phong thủy vào đối tượng nghiên cứu khoa học một cách có căn cứ khoa học.
Lý thuyết khoa học hiện đại đã xác định rằng:
Bản chất sự hình thành và phát triển trong vũ trụ chính là sự tương tác. Tính chất tương tác như thế nào thì sự vật, sự việc thể hiện như thế đó.
Luận điểm này của chúng tôi được hầu hết những nhà nghiên cứu Lý số về bản chất của Phong Thủy thừa nhận. Trên cơ sở nhất quán của luận điểm này, chúng tôi xét trong mối tương tác của thế giới vật chất nói chung thì việc định tâm nhà đất là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì từ đó chúng ta mới có thể phân cung điểm hướng là những thành tố mang tính dự kiện ban đầu chi phối hấu hết những phương pháp ứng dụng trong phong thủy. Trong ứng dụng phong thủy lưu truyền câu: “Nhất vị, nhị hướng” – vị ở đây quan trọng nhất chính là tâm. Tâm nhà đất là nơi chịu tác động mạnh nhất và là nới tập trung các yếu tố tương tác. Có thể khẳng định rằng: Định tâm nhà đất sai thì các phương pháp ứng dụng Phong Thủy cũng sai lệch. Định tâm sai, nhẹ thì sẽ giảm hiệu quả của các phương pháp Phong Thủy, nặng thì có thể gây nguy hại khôn lường, thậm chí ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến gia chủ. Nhưng chính sự mơ hồ do thất truyền trong nguyên tắc định tâm đất trong phong thủy từ hàng ngàn năm qua lại là một trong những yếu tố quan trong góp phần làm nên sự mơ hồ và huyền bí của Phong Thủy. Do việc định tâm sai, sẽ dẫn đến phương pháp ứng dụng sai ở các phương vị cần phát huy , hoặc hạn chế các quy luật tương tác tốt, hay xấu.
Từ mục đích làm sáng tỏ tính khoa học của khoa Phong Thủy, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải đưa ra một phương pháp định tâm nhà đất chính xác và hợp lý trong Phong thủy - mang tính nguyên lý, từ đó có thể giải thích được hầu hết các hiện tượng liên quan cũng như phát huy được tính ứng dụng hiệu quả và thống nhất của các phương pháp ứng dụng Phong Thủy như Bát Trạch, Huyển Không, Loan đầu hình lý khí… nhân danh Phong Thủy Lạc Việt.
II - PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT TRONG PHONG THỦY CỔ
1. Định tâm đất - Sự thất truyền của lý thuyết căn bản trong phong thủy cổ
Một điểu dể dàng nhận thấy rằng: trong tất cả các sách vở cổ về Phong Thuỷ lưu truyền đến nay, đều không đặt ra vấn đề này. Sách xưa sở dĩ không đề cập đến, một phần vì do thất truyền những nguyên lý thuyết căn bản của Phong thuỷ và một phần nữa có thể hiểu rằng: Các căn nhà xây theo kiến trúc Đông phương cổ phần lớn đều tuân theo những hình kỷ hà mang tính cân đối như hình vuông hay chử nhật. Bởi vậy sự định tâm đã được mặc nhiên xác định.
Ngày nay, khi cuộc sống trở nên hiện đại, các đô thị, cao ốc, căn hộ dân cư phát triển rất nhiều so với trước kia và các công trình kiến trúc đó lại mang nhiều hình thế phức tạp. Do thiếu một nguyên lý căn bản làm kim chỉ nam, nên khi có thay đổi trong các cấu trúc hiện đại so với cấu trúc cổ, các phong thuỷ gia trở nên lúng túng về phương pháp ứng dụng Phong Thủy. Những vấn nạn của Phong thuỷ hiện đại thường thấy chính là vấn đề định tâm nhà đất và phân quái trong các tầng nhà (Theo phương pháp “Dương trạch tam yếu”).
II - 2. Sai lệch và khiếm khuyết của phương pháp định tâm nhà trong phong thủy từ trước đến nay
Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các phong thuỷ gia mặc dù hiểu được tẩm quan trong của việc định tâm nhà đất nhưng không thể đưa ra được phương pháp định tâm chính xác, hợp lý và lẽ dĩ nhiên là không thể định tâm được những căn nhà hoặc miếng đất mang hình thể phức tạp.
Sau đây là những phương pháp địng tâm nhà đất thường thấy trong các sách dạy ứng dụng Phong Thủy đang bày bán tại các nhà sách trong cả nước, cụ thể:
a/ Nguồn tham khảo 1:
Trích: Thao tác và ứng dụng về Phong Thủy – tác giả Tống Thiệu Quang – NXB Hải Phòng
"Lập cực là một danh từ chuyên dùng để chỉ phương pháp xác định tâm của ngôi nhà. Muốn xem Phong Thủy Dương Trạch cần phải tìm ra được điểm trung tâm. Một khi đã tìm ra được điểm trung tâm thỉ có thể đoán được hung cát của nó từ tám hướng. Và có một số phương pháp tìm ra vị trí trung tâm của ngôi nhà là:
- Lấy trọng tâm trong lực học vật lý làm trung tâm
- Loại bỏ những phần lồi ra và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Bổ sung thêm vào phần lõm và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Lấy bình quân của 2 phần lồi lõm, sau đó mới tìm được điểm trung tâm

Hinh1. Lấy bình quân của 2 phần lồi và lõm, lúc này nó sẽ giống như là diện tích của hình vuông, sau đó ta lấy điểm giao nhau thì đây chính là điểm lập cực
Hinh2. Mặt bằng có 2 vị trí đểu lõm vào, ta tiến hành làm đầy hai phẩn này rổi dựa vào điểm giao nhau của 4 góc rổi tÌm ra điểm lập cực.
Hinh3. Mặt bằng có 1 vị trí lồi ra, ta tiến hành loại bỏ phẩn này rổi tìm ra điểm lập cực từ điểm giao nhau của 4 góc.
Hinh4. Mặt bằng có hình chữ L thì ta lấy một đường thẳng song song ở giữa của 2 đẩu, điểm giao nhau trên đường thẳng chính là điểm lập cực"
b/ Nguồn tham khảo 2:
Trích: Cách sử dụng La Bàn trong Phong Thủy – Tác giả Tuệ Duyên – NXB Thanh Hóa
"Đối với các mặt bằng không theo hình thù nào cả thì có nhiều cách để tìm ra điểm trung tâm:
a) Phương pháp hình học: Đối với kiến trúc mà nói, đường mặt bằng cơ bản thường là hình chữ nhất hợp thành, thường do một hình chữ nhật chủ yếu là chính, có chổ nào đó lồi lõm, như vậy phải dùng cách kê bằng để biến chúng thành hình chữ nhật đúng quy cách thì sẻ tìm ra trung tâm mặt bằng (Hỉnh 5)
b ) Phương pháp trọng tâm: Đem một mặt bằng phức tạp cắt ra, đặt lên đầu cái Kim đài thì sẽ đo ra trọng tâm của mặt bằng kiến trúc. Trọng tâm của mặt bằng có lúc không hoàn toàn trùng khớp với trung tâm nhưng thông thường rất gần trùng hợp (hình 6)

c/ Nguồn tham khảo 3:
Các cách tính tâm thông thường hay gặp ở các tài liệu khác:
Dùng đường bao chung quanh hình biểu kiến mặt bằng nhà đất để xác định hình cơ bản, sau đó định tâm nhà bằng cách xác định trọng tâm hình cơ bản đó. Tham khảo các trường hợp sau (Nét màu đen là đồ hình mặt bằng nhà. Nét màu hồng / đỏ là hình biểu kiến bao quanh đồ hình mặt bằng nhà để định tâm):

Hình 7

Hình 8

Hình 9
II - 3. Nhận xét về các phương pháp định tâm nhà đất nêu trên:
a/ Nguồn tham khảo 1.
- Chưa đưa ra được định nghĩa rõ ràng tâm nhà đất và cho đó là điểm lập cực.
- Phương pháp định tâm rất mơ hồ không có nguyên lý, thậm chí mâu thuẫn với cả tiêu chí ban đầu đưa ra là lấy trọng trâm trong lực học vật lý làm trung tâm.
- Định tâm theo phương pháp ở Hình 3, Hình 4 dẫn đến sai lệch rất nhiều (sẽ có dẫn chứng cụ thể khi so sánh với phương pháp của Phong Thủy Lạc Việt do Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương)
b/ Nguồn tham khảo 2.
- Cả 2 phương pháp đều không nêu được nguyên lý để định tâm trong các trường hợp mặt bằng phức tạp:
- Phương pháp hình học: cách định tâm rất cảm tính và mơ hồ, nếu xem tâm trọng tâm vật lý của mặt bằng biểu kiến thì cách định tâm này cũng không chính xác.
- Phương pháp trọng tâm: trực tiếp thừa nhận không thể định tâm chính xác. Đồng thời phương pháp này rất mất thời gian, không thực tế và mang sai số nhất định do đo bằng Kim đài.
c/ Nguồn tham khảo 3.
- Cách định tâm nhà ở trên là sai. Bởi vì khi dùng hình biểu kiến thì đó là tâm hình biểu kiến chứ không phải tâm thực sự của mặt bằng nhà, hoặc tỷ lệ mặt bằng nhà. Sự sai lệch này sẽ là không đáng kể nếu các khối hình thể riêng liên quan đến hình thể nhà có sự chênh lệch không lớn (Như thí dụ ở hình 7), nhưng sẽ rất nguy hiểm vì sự chệnh lệch lớn (Như thí dụ ở hình 8 và hình 9).
II - 4. Nhận xét chung:
Tính đến thời điểm hiện tại, chính do tính thất truyền và sai lệch của một hệ thống lý thuyết, nên các phương pháp ứng dụng của phong thủy hiện nay chưa có một định nghĩa hợp lý và phương pháp, có nguyên lý cụ thể cho việc định tâm nhà đất một cách chính xác. Các phương pháp định tâm nhà đất của các Phong thủy gia hiện tại tùy tiện, mơ hồ và chứa nhiều sai lệch. Diện tích nhà đất càng lớn, càng phức tạp thì sự sai lệch càng lớn. Điều này cực kỳ nguy hiểm trong Phong thủy, nhất là khi có liên quan đến sự trấn yểm.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT CỦA PHONG THỦY LẠC VIỆT DO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG (TTNCLHDP) PHỤC HỒI
III - 1. Định nghĩa tâm nhà đất.
Phong thuỷ phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, quan niệm rằng: Vạn vật đều có sự tương tác. Đây là một nguyên lý được xác nhận của khoa học hiện đại. Và Phong thuỷ chính là phương pháp hiệu chỉnh sự tương tác đó lên nơi ở ảnh hướng tới con ngưởi. Xuất phát từ nguyên lý khoa học trên thì vị trí căn bản chịu tương tác mạnh nhất chính là vị trí trọng tâm của hình thể chịu tương tác. Do đó, phương pháp tính đúng trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc miếng đất là bước đầu tiên quan trọng trong việc phân cung, điểm hướng - là một thành tố quan trọng trong ứng dụng Phong thuỷ. Định nghĩa trọng tâm của đồ hình diện tích căn nhà - hoặc miếng đât theo Phong thủy Lạc Việt của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương là:
Trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc đất trong Phong thủy chính là điểm tạo sự cân bằng cho đồ hình đó trong không gian.

Hình minh họa
Hay nói một cách khác:
Nếu hình thể đồng dạng của diện tích nhà hoặc đất, được thể hiện bằng vật thể đồng chất thì trọng tâm của nó chính là điểm cân bằng khi ta treo nó trong không gian chính vào điểm ấy.
Trên cơ sở xác định tính khoa học bản chất của phong thủy là tính tương tác và sự ứng dụng quy luật của sự tương tác, chúng tôi nhận thấy rằng:
Sự tương tác cân bằng chính là sự tương tác với trọng tâm biểu kiến của vật thể đó.

Đây chính là nguyên lý khoa học của việc định tâm nhà đất theo phong thủy Lạc Việt của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Từ đó xác định mọi phương pháp định tâm trong Phong thủy Lạc Việt, mà chúng tôi tiếp tục trình bày dưới đây.
2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỌNG TÂM HÌNH THỂ NHÀ ĐẤT.
2-1. Vẽ sơ đồ nhà theo tỷ lệ qui ước:
Khi tiến hành ứng dụng phương pháp phong thuỷ cho một ngôi nhà hoặc một cuộc đất, để biết trọng tâm nhà, chúng ta phải vẽ lại sơ đồ hình thể diện tich ngôi nhà đó theo một tỷ lệ quy ước. Việc làm này tương tự như một kỹ sư kiến trúc vẽ kiểu nhà.
2-2. Phương pháp căn bản trong tính trọng tâm:
2-2-1. Nhà đất có hình thể đơn giản:
Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất nằm trong các hình thể kỷ hà mà tự nó đã mang tính cân đối hình học như: Hình vuông, chữ nhật, lục giác, hình bình hành, tròn …vv… thì trong tâm là giao điểm hai đường chéo. Trong trường hợp là hình tam giác thì trọng tâm của hình tam giác chính là giao điểm của ba đường trung tuyến.



2-2-2. Nhà đất có hình thể phức tạp:
A - Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất có hình thể phức tạp thì chúng ta phải làm từng bước sau đây:
a/ Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để tính trọng tâm và diện tích từng hình.
b/ Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối trọng tâm của từng hình. Trọng tâm chung của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
c / Trọng tâm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai hình liên kết.
B - Minh họa phương pháp tính tâm nhà đất:
Chúng sẽ tiến hành lấy một hình thể nhà đất phức tạp để làm ví dụ minh họa. Miếng đất hoặc căn nhà hình chữ “L” thuộc hình thể nhà đất phức tạp, nhưng cũng rất thường gặp trong thực tế. Ví dụ sau đây sẽ minh hoạ thao tác định tâm hết sức cơ bản và chính xác để xác định tâm của loại cuộc nhà đất này: Hình đồng dạng tỷ lệ với nền nhà có hình thể và kích thước như hình “L” dưới đây:
Tiến hành từng bước theo a/ b/ c ở trên, ta lần lượt có:
a/ Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để có thể tính trọng tâm và diện tích từng hình.

Trên cơ sở hai hình đã phân này, chúng ta dễ dàng có trọng tâm từng hình:
- Hình lớn có diện tích là: 6 x 20 = 120
- Hình nhỏ có diện tích là 5 x8 = 40
b/ Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối tâm của chúng. Trọng tâm chung của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.

c/ Trọng tâm nằm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai hình liên kết.
Chúng ta có tỷ lệ diện tích hai hình trên là:
40 / 120 = 1/ 3. Cộng 1 với 3 = 4 .
Như vậy, chúng ta có trọng tâm nằm ở vị trí 1/ 4 chiều dài đường nối tâm – theo tỷ lệ nghịch như sau:
Dùng thước đo cụ thể chiều dài đường nối tâm trên hình vẽ. Sau đó chia làm 4 phần. Lấy điểm 1/ 4 chiều dài về phía có diện tích lớn. Đây chính là trọng tâm của khối hình này

Hình 13. Bước c/ xác định chính xác trọng tâm của hình thể
Như vậy trọng tâm của hình thể này chính là tâm của cuộc nhà đất nói trên
2-2-3. So sánh với các phương pháp định tâm ở mục II - a/.

Hình 14

Ta dễ dàng nhận thấy có một sai lệch rất lớn ở phương pháp định tâm của hiện tại của các Phong Thủy gia so với phương pháp định tâm chính xác, mang tính nguyên lý của Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông Phương.
2 - 2 - 4. Phương pháp tính trọng tâm có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài phương pháp định tâm nhà đất cơ bản trên, chúng tôi còn đưa ra thêm 3 phương pháp với sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính như Auto Cad, Excel, phần mềm Phong Thủy chuyên dụng riêng của Nguyễn Như Kiên, kỹ sư thủy lợi, email: kimkien@gmail.com. thành viên nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương.
Phương pháp này được mô tả như sau:
a/ Định tâm nhà đất bằng phần mềm AutoCAD:
- Vẽ hình tỉ lệ biểu kiến của nền nhà hay cuộc đất trong AutoCAD
- Tạo 1 region từ hình vừa tạo bằng lệnh Boundary.
- Xác định tâm của hình (centroid) qua lệnh massprop.
trong hình vẽ minh họa dưới tọa đây tâm hình có tọa độ X = 4.444; Y = 7.7778

Hình 16
b) Định tâm nhà đất bằng phần mềm Excel:
Vẽ hình trên 1 trục xOy bất kỳ.
- Gán tọa độ cho các điểm (Ví dụ hình trên điểm A có tọa độ (0, 0); điểm B(0, 15); điểm C(10, 10); điểm D(0, 10)
- Tính tọa độ trọng tâm hình (trong hình là Xc và Yc) qua công thức:

(Công thức này tính bằng excel hoặc MathCAD thì rất nhanh & có thể lập công thức 1 lần dùng nhiều lần)
c) Định tâm nhà đất bằng phần mềm Phong thủy chuyên dụng:
Tham khảo phần bài viết và trình bày của Nguyễn Kim Sơn – Thành viên Ban Nghiên cứu Phong Thủy – TT Nghiên cứu lý học Đông Phương(*)
IV. TÍNH NGUYÊN LÝ VÀ ƯU VIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT.
IV - 1. Định tâm chính xác Phát huy hiệu quả của các phương pháp ứng dụng trong Phong Thủy.
Có thể nói, phương pháp định tâm nhà đất trên của Phong thủy Lạc Việt là một phương pháp hoàn chỉnh và có tính nguyên lý. Từ việc định tâm nhà đất chính xác dẫn dến việc định phương vị sơn hướng chính xác, các phương pháp ứng dụng Phong thủy sẽ phát huy tính hiệu quả của nó. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này qua hình minh họa dưới đây:
Hình a.
Kết quả định tâm theo Phong thủy Lạc Việt cho việc định vị các hướng như sau trên diện tích nhà.
Giả định nhà hướng Càn Tây Bắc và các phần màu vàng thể hiện các phương vị tốt trên mặt bằng nhà.

Hình b:
Kết quả định tâm trong phong thủy phổ biến hiện nay cho việc định phương vị tốt xấu khác hẳn.

Như vậy, nếu chúng ta giả định rằng:
Không có sự đổi chỗ Tốn Khôn của Hậu Thiên Lạc Việt trong Phong thủy Lạc Việt thì việc định tâm trên của phương pháp phổ biến hiện nay trong phong thủy, cũng tạo ra sự khác biệt lớn về phương vị tốt xấu trên mặt bằng nhà so với phương pháp định tâm của Phong thủy Lạc Việt. Điều này sẽ quyết định tính hiệu quả của việc ứng dụng các phương pháp phong thủy.
IV - 2. Tính hợp lý trong định tâm nhà theo Phong Thủy Lạc Việt và các vấn đề liên quan.
Qua hai đồ hình so sánh phương pháp định tâm trình bày ờ phần IV - 1, chúng ta thấy rằng:
Sự định tâm phổ biến hiện nay có một sai số rất lớn so với phương pháp định tâm được phục hồi từ Phong thủy Lạc Việt. Sự định tâm đúng sẽ dẫn đến việc phân cung điểm hướng đúng. Trên cơ sở đó, các phương pháp ứng dụng của phong thủy như bố trí phòng ốc, công trình phụ, cầu thang, bếp sẽ hoàn toàn chính xác.
Ngược lại, với phương pháp định tâm phổ biến hiện nay trong phong thủy phi Lạc Việt rõ ràng có sai số rất lớn. Từ đó các qui ước trong phương pháp ứng dụng nhưng tiêu chí của phong thủy sẽ bị sai.
V. KẾT LUẬN:
Như vậy, xuất phát từ một nguyên lý nhất quán và hoàn toàn khoa học là nguyên lý tương tác, đã xác định tính cân bằng tương tác đối với một hình thể đơn vị diện tích, để xác định trọng tâm nhà đất trong phong thủy Lạc Việt. Phương pháp định tâm chính xác này là tiền đề nòng cốt cho việc ứng dụng hiệu quả và chính xác của các hàng loạt phương pháp khác như Bát trạch, Loan đầu, Dương trạch tam yếu, Huyền không phi tinh… Và từ đó Phong Thủy Lạc Việt tiến tới làm sáng tỏ hoàn toàn những bí ẩn trài hàng thiên niên ký trong phong thủy của nền văn hóa Đông phương. Đó là tính nhất quán, tính hệ thống, tính quy luật, khách quan và tăng thêm khả năng dự báo của Phong thủy Lạc Việt phủ hợp với tiêu chí khoa học.
Kết quả của phương pháp định tâm trong phong thủy Lạc Việt xuất phát từ một thực tại khách quan và được khoa học thừa nhận. Đó chính là nguyên lý tương tác trong vũ trụ và minh định tính khoa học đích thực của khoa phong thủy vốn thất truyền những nguyên lý lý thuyết của nó thể hiện trong các cổ thư còn lại.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.