Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Tàu Hủ Ky Cuộn Sắc Màu

Nguyên liệu

- Tàu hũ ky (váng đậu khô)2
- Cải thìa500 g
- Nấm kim châm200 g
- Cà rốt1 củ
- Muối tiêu1/2 thìa cà phê
- Bột năng1 thìa cà phê
- Vì dầu (nước tương)1 thìa canh
- Vài nhánh lá hẹ hoặc hành lá, hạt tiêu xay
Tháng Bảy - mùa lễ Vu Lan, để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, chúng mình cùng làm thử món Tàu hũ ky cuốn sắc màu để góp phần cho mẫm cỗ chay thêm hương sắc của cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông nhé.

Các bước thực hiện

  1. 1
    Tàu hũ ky ngâm nước cho mềm rồi để lên rổ cho ráo nước sau đó cắt miếng hình chữ nhật có kích thước khoảng 10 x 12 cm. Sau đó cắt vát một cạnh của hình chữ nhật để món cuộn trông được đẹp hơn. Với nguyên liệu trên mình sẽ cắt được 8 đến 10 miếng nhé. Cải thìa cắt lấy lá, rửa sạch, lau khô. Cà rốt thái chân hương chần qua nước sôi có pha chút muối, vớt ra để ráo. Nấm kim châm cắt bỏ chân, tãi ra rồi ngâm vào nước lạnh có pha muối khoảng 5 phút rồi vớt ra, vẩy sạch nước.
  2. 2
    Trải một miếng tàu hũ ky ra, xếp lên 2 lá rau cải (có thể cho thêm lá rau tùy thích) rồi rắc chút xíu muối tiêu lên rau. Tiếp tục xếp lên rau một ít nấm kim châm, một ít cà rốt và cuộn miếng tàu hũ ky lại. Photobucket Dùng lá hẹ buộc ngang cuốn cho chắc. Làm tuần tự cho hết nguyên liệu
  3. 3
    Xếp cuốn vào đĩa sâu lòng cho vào xửng hấp cách thủy khoảng 5 đến 7 phút là cuốn chín.
  4. 4
    Pha bột năng với chút nước lã rồi hòa với xì dầu, đun lửa nhỏ cho đến khi nước sốt sôi liu riu và sánh lại. Rắc chút hạt tiêu cho thơm.
  5. 5
    Bày món ăn ra đĩa, rưới nước sốt lên trên và thưởng thức. Món cuốn của chúng mình trông thật bắt mắt với đầy đủ sắc màu của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông: màu xanh của rau cải, màu đỏ cam của cà rốt, màu vàng của tàu hũ ky và màu trắng của nấm không những thế ăn lại thơm thơm, giòn giòn nữa chứ. Sao bạn không thử nhỉ?

Tàu Hủ Cuộn Rau Củ Sốt Nước Tương

Tàu hủ cuộn rau củ sốt nước tương
  • dưới 1 tiếng
  • Hơi cầu kỳ
  • 50.000VNĐ

Nguyên liệu

Đậu hủ trắng :
Cà rốt cắt que :
Khoai lang vàng cắt que
Ơt sừng cắt sợi :
Ớt hiểm :
Đậu que:
Nước dừa :
Gừng non :
Bông hẹ chần :
Poa-rô băm Tiêu, đường, muối, dầu ăn, dầu điều
Hạt Nêm Knorr
Nước tương
Món ăn chay cùng chúc tỉ mỉ của người nấu sẽ làm cho món chay tuy đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn

Các bước thực hiện


  1. 1
    1. Sơ chế:
      -          Đậu hũ cắt ngang bề dày thành 4 miếng, đem chiên hơi vàng rồi nhúng qua nước, để ráo.
      -          Gừng non cắt quả trám, phần dư băm lấy 1m. Ớt sừng cắt sợi to.

      -          Ướp đậu với hỗn hợp gồm: 1m poa-rô, 1/3m muối, 1/2m hạt nêm , 1/3m bột ngọt , 1/2M nước tương , 1/3m tiêu và 1m gừng băm.

      -          Pha hỗn hợp gia vị kho: 2M đường, 1/3m tiêu, 1m hạt nêm Aji-ngon® từ Nấm Hương và Hạt Sen, 1M dầu điều, 1/2 chén nước tương “Phú Sĩ” và 1/2 chén nước dừa.

        2. Thực hiện:
          -          Xếp cà rốt, khoai lang, đậu cove, ớt sợi lên miếng đậu, cuốn tròn lại, dùng bông hẹ chần cột lại. Đem chiên sơ để định hình.





          -          Phi thơm gừng và poa-rô với một ít dầu, cho đậu vào đảo nhẹ tay. Cho tiếp hỗn hợp gia vị kho và 3 trái ớt hiểm vào, đun sôi, giảm lửa, kho đến khi nước kho sánh lại, đậu thấm gia vị thì tắt lửa, thêm tiêu, ngò rí.



          Món chay này dùng chung với cơm nóng rất bắt mắt

        Mì xào Chay

        Nguyên liệu

        Mỳ gói chay2gói
        Tháng 7 mình ăn chay 2 ngày. Cũng nghĩ ra đủ món lung tung để nấu, nhưng chợp hình lại mỗi món này. Người ăn có khen là ngon (không biết khen thiệt hay là do không còn gì khác để ăn nên khen vu vơ :)) ). Tiếc là mẹ không ở đây để nấu cho mẹ ăn :(

        Các bước thực hiện

        1. 1
          Bi nhiêu nguyên liệu sẽ đủ cho 2 người ăn đó mọi người :P
          - Nguyên liệu mua về rửa sạch, nấm rơm thì chà thêm 1 chút muối để giảm bớt mùi của nấm




          - Đậu hũ và phù chúc cắt miếng nhỏ, chiên vàng. Phù chúc chiên xong ăn giòn giòn ngon hết ý luôn >:D<


          - Cho nấm hương, súp lơ xanh, súp lơ trắng và cà rốt vào xào nhanh tay trên lửa lớn. Khi các nguyện liệu vừa chín tới, nêm vừa ăn rồi cho ra đĩa.
          - Mì trung qua nước sối cho mềm, rồi xả lại bằng nước lạnh. Cho 1 tí dầu vào chảo rùi cho mì vào xào sơ để sợ mì hơi khô lại tí xíu. Mình dùng mì gói để chế biến món này nên không nêm thêm vì mì gói vốn dĩ đã hơn mặn mặn :P.
          - Cho mì ra đĩa, bày rau - nấm xào, đậu hũ - phù chúc chiên lên trên kèm với vài cọng ngò. Món này mình chiên thêm bánh phồng tôm ăn kèm, hè hè. (mình vốn rất thích ăn bánh phồng tôm).



          Bày ra đĩa thế này thui, chứ thiết sự món ăn mình khoái bỏ vô cái tô, trộn hết mấy thứ lại với nhau, rùi chan xì dầu vô - ăn zậy mới đã >:D< >:D<, giống như zầy nè pà kon

        Mít Hầm Dừa

        Nguyên liệu

        Mít non luộc sẵn
        Dừa nạo
        Dậu phộng
        Hạt nêm
        Đường
        Dầu ăn
        Mít hầm rất ngon vì có vị mít và dừa hòa quyện cùng nhau tạo món ăn hấp dẫn béo béo

        Các bước thực hiện

        1. 1
          Mít cắt khúc vừa ăn và chiên sơ qua dầu
          Dừa vắt nước 3/4 chén cốt và phần còn lại vắt nước dảo khoảng 3/4 tô
          Đậu phộng 1/2 đem rang giả nhuyễn, 1/2 để sống giả nhuyễn



          - Cho chảo lên bếp phi hành tỏi cho thơm cho mít vào đảo đều và cho dậu phộng sống giả nhuyễn vào cho nước dảo dừa vào hầm mềm cho hạt nêm và đường vào
          - Cho Phần nước cốt còn lại vào gần cạn nước thì cho phần đậu rang băm nhuyễn vào
          -Mít non hầm rất ngon mỗi mùa mít có trái là mẹ mình lại làm món này cho cả nhà dùng

        xào nấm kim châm

        150 gram nấm kim châm
        100 gram cà chua
        1 cái mộc nhĩ to
        Mùa hè nên tăng cường ăn các loại rau củ quả và các món chế biến ít dầu mỡ để giảm năng lượng sinh ra, cơ thể bớt nóng. Và vì thế salad là lựa chọn rất tốt, mát lành, lại vẫn đảm bảo dinh dưỡng!

        Các bước thực hiện

        1. 1


          - Nấm cắt gốc, rửa sạch. Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái thành sợi nhỏ dài. Cà chua rửa sạch, bổ đôi bỏ hạt rồi thái miếng cau dài.
          - Đun sôi 1 chút xíu nước rồi cho nấm vào đun trong 2 phút, vớt ra để ráo. Cho tiếp mộc nhĩ vào đun sôi 2 phút rồi vớt ra bỏ vào nước lạnh để mộc nhĩ được giòn.
        2. 2
          - Cho nấm, mộc nhĩ, cà chua vào 1 cái bát to, nêm 1 thìa gia vị, 1 thià dấm, 1 thìa đường, trộn đều rồi bày ra đĩa và thưởng thức.

        3. 3
          Chúc các bạn thành công!

        Ngô Ngọt Chiên Ròn

        Nguyên liệu

        Ngô ngọt
        Bột chiên ngô
        Dầu thực vật
        Món ngô ngọt chiên giòn phù hợp cho những bữa ăn chay vì món ăn đơn giản, dễ làm, nguyên liệu chủ yếu là ngô.

        Các bước thực hiện

        1. 1
          Ta có thể mua ngô ngoài chợ về tách hạt, sau đó luộc sôi rồi rửa sạch vỏ mày rồi để ráo hoặc mua ngô ngọt trong hộp về đổ nước để ráo.
        2. 2
          Trộn đều ngô và bột chiên cho bột chiên bám đều vào ngô, để 15 phút sau thì có thể chiên được
        3. 3
          Bắc chảo lên bếp, đun dầu nóng rồi trút ngô đã được bọc bột chiên vào chảo, đảo nhẹ tay cho ngô không bị dính vào nhau 
        4. 4
          Bột vỏ áo chuyển màu vàng giòn là món ngô đã được. Trút ra đĩa ăn nóng

        Mướp Xào Nấm

        Nguyên liệu

        2 trái mướp
        500 gr nấm dai
        2 hạt nêm Knorr rong biển
        1/2 muỗng cafe muối
        Nước tương
        2 muỗng canh dầu ăn
        1 củ hành tím
        100 gr nấm rơm
        Món chay dùng chung với cơm thì tuyệt vời

        Các bước thực hiện

        1. 1
          Mướp bào vỏ rửa sạch và cắt khoanh
          Nấm cắt bớt đuôi và ngâm nước muối khoản 10 phút  và vớt ra để ráo nước


          - Cho chảo lên bếp cho dầu vào phi hành cho thơm cho nấm vào xào khoảng 5 phút cho mươp vào thì nêm hạt nêm và muối vào sau đó cho hành lá vào và tắt bếp

        Đậu phụ xào mộc nhĩ, ớt chuông

        Nguyên liệu

        Đậu phụ
        Ớt chuông
        Mộc nhĩ (nấm mèo)
        Xì dầu
        Ăn đậu rất tốt cho sức khỏe, nhưng mà quanh đi quẩn lại có mấy món cũng chán, nên mình cũng mày mò tìm thêm món mới, và đây là thành quả đầu tiên ^^.

        Các bước thực hiện

        1. 1
          Đậu phụ rửa sạch rồi cắt lát chừng 1.5 - 2 cm.
          Ớt chuông cũng rửa sạch, cắt đôi rồi bỏ hạt đi.

        2. 2
          Xắt ớt thành từng miếng vuông.
          Mộc nhĩ ngâm nở tơi rồi cũng xắt thành miếng vuông giống ớt.

        3. 3
          Rán đậu cho vàng đều 2 mặt.

        4. 4
          Gắp đậu bỏ riêng ra, cho mộc nhĩ và ớt vào xào chung chừng 2 phút.

        5. 5
          Cho đậu vào đảo thêm 2 phút nữa. Nêm mắm muối vừa ăn và thêm chút xì dâu.

        6. 6
          Dùng những miếng ớt cắt khoanh để trang trí. Rắc thêm vài lá mùi.
          Mời các bạn ghé thăm blog của mình:  http://lomoxobep.blogspot.com
          hay facebook: http://www.facebook.com/pagelomoxobep

        Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

        CUNG PHI VÀ HƯỚNG

        CUNG PHI VÀ HƯỚNG
           Khi bước vào việc tìm hiểu Phong Thủy, ai cũng cần phải biết mình có Hướng nào thích hợp, có vậy khi tìm được mảnh đất Vượng Khí mới có thể biết nó thích hợp với mình hay không? Thế thì hướng nào hợp với người nào?
        Trước tiên, tôi xin nói sơ qua về Lục Thập Hoa Giáp. Trong tuổi Âm lịch, người ta có 2 tiêu chí để xác định 1 người sinh nhằm năm hoa giáp gì. Đó là:
        _10 Thiên can : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
        _12 Địa chi     :  Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
        Mỗi năm sẽ có 1 Thiên can đi kèm với 1 Địa chi, như vậy sẽ có 60 năm khác nhau, từ Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần......đến Nhâm Tuất, Quý Hợi. Đó chính là Lục Thập Hoa Giáp.
        Như tôi đã nói ở phần trước, mỗi chúng ta đều có 1 từ trường riêng, nhưng trong lĩnh vực Phong Thủy, chỉ cần xác định năm sinh là ta có thể biết ngay được hướng tốt xấu của bản thân, không như bên xem số mạng đòi hỏi phải đủ năm tháng ngày giờ.
        Trong Phong Thủy có nhiều trường phái lắm, trong đó, trường phái mà nhiều người hiện nay hay dùng nhất_đây cũng là kiến thứcthuộc về căn bản trong Phong Thủy_ chính là chia con người ra làm 2 nhóm: Đông Tứ Trạch & Tây Tứ Trạch. Muốn biết bản thân mình thuộc nhóm Trạch Đông hay Tây, chúng ta trước tiên hãy nói đến ý niệm Bát Quái. Ở đây, tôi không có ý đi sâu vào nguồn gốc của Bát Quái, chỉ xin giới thiệu luôn về 8 quẽ của Bát Quái, đó là: CÀN-KHẢM-CẤN-CHẤN-TỐN-LY-KHÔN-ĐOÀI.
        Mỗi người khi sinh ra là đã chịu sự ảnh hưởng của 1 vì sao chủ vận của năm ấy, và vì sao này sẽ giúp chúng ta xác định mình thuộc nhóm Trạch Đông hay Tây.
        Có rất nhiều cách tìm sao chủ vận năm sinh của mình, nhưng ở đây, tôi xin chỉ các bạn 1 cách rất là đơn giản:   Các bạn lấy 2 số cuối của năm sinh của mình cộng lại với nhau, nếu vẫn còn trên 10 thì cộng tiếp cho đến kết quả cuối cùng<10

        VD : Bạn sinh năm 1987 chẳng hạn
             8+7=15 >10
             1+5=6
              Đến đây, nếu là Nam thì lấy 10 trừ đi số mới tìm được đó
                           nếu là Nữ   thì lấy   5 cộng với số mới tìm được
          
        Theo VD trên:
              Nếu bạn là Nam thì : 10-6=4  .   Số chủ vận của bạn là 4
              Nếu bạn là Nữ   thì :  5+6=11
                                            1+1=2 .    Số chủ vận của bạn là 2

        Nếu là số 5 thì nam là cung KHÔN,  nữ là cung CẤN

        **LƯU Ý  :
             Nếu các bạn sinh sau năm 2000, thì:
             Nam :  Lấy 9 trừ đi số của năm sinh mới cộng ra
             Nữ   :  Lấy 6 cộng  số...................................

        VD : bạn nào sinh năm 2001 chẳng hạn
             0+1=1
             Nam :   9-1=8   . Số của bạn ấy là 8
             Nữ   :   6+1=7  .  Số của bạn ấy là 7
            
        Đến đây, khi các bạn đã biết số chủ vận của mình rồi thì theo bảng sau sẽ biết mình thuộc nhóm Trạch nào:
         
            Đông  Tứ  Trạch                                       Tây  Tứ  Trạch
        Sao Nhất Bạch- số 1-KHẢM                      Sao Nhị Hắc- số 2-KHÔN
        Sao Tam Bích- số 3-CHẤN                        Sao Lục Bạch-số 6-CÀN
        Sao Tứ  Lục-  số 4- TỐN                         Sao Thất Xích-số 7- ĐOÀI
        Sao  Cửu  Tử - số 9 - LY                         Sao Bát Bạch -số 8 - CẤN
         
        Khi nhà của các bạn xoay 1 trong 4 hướng thuộc cùng nhóm với mình, thì đó là hướng tốt của các bạn đấy. Các bạn hãy xem thử từng số chủ vận, ứng với phương hướng gì sau đây, sẽ biết mình thích hợp với hướng nào ngay thôi
         
        số 1- cung KHẢM-hướng   Chánh Bắc
        số 2- cung KHÔN-hướng    TÂY  NAM
        số 3- cung CHẤN-hướng   Chánh Đông
        số 4- cung TỐN  -hướng    Đông Nam
        số 5- nam lấy cung KHÔN, nữ lấy cung CẤN
        số 6- cung CÀN  -hướng     TÂY  BẮC
        số 7- cung ĐOÀI -hướng    Chánh  Tây
        số 8- cung  CẤN  -hướng    ĐÔNG  BẮC
        số 9- cung   LY   -hướng     Chánh NAM
         
        VD:  như ví dụ trên kia chẳng hạn, bạn nào sinh năm 1987
              * nếu là nam, số chủ vận là 4, thuộc cung TỐN, hướng  Đông Nam. Ta xem bảng thấy cung TỐN ở nhóm Đông Tứ Trạch. Vậy thì các hướng hợp của bạn ấy sẽ là các số cùng nhóm: 1-3-4-9, ứng với các hướng: Chánh Bắc, Chánh Đông, Đông Nam & Chánh Nam
              * nếu  là nữ, số chủ vận là 2, thuộc cung KHÔN, hướng Tây Nam. Ta xem bảng thấy cung KHÔN ở nhóm Tây Tứ Trạch. Vậy thì các hướng hợp của bạn ấy sẽ là các số cùng nhóm: 2-6-7-8, ứng với các hướng: Tây Nam, Tây Bắc, Chánh Tây & Đông Bắc 

        Tóm lại, bất kỳ ai cũng có 4 hướng tốt, dĩ nhiên cũng có 4 hướng xấu là 4 hướng thuộc nhóm còn lại. Hy vọng các bạn  có thể tự mình tìm thấy hướng thích hợp cho ngôi nhà của các bạn. Lần tới tôi xin nói tiếp 1 tý về từng hướng nào sẽ tốt cho vấn đề gì? Và những hướng xấu thì nên đặt gì để trấn lại?

        CẢNH QUAN BÊN NGOÀI


           
        Đây là phần cực kỳ quan trọng đối với một ngôi nhà. Trong cổ thư Hoàng Đế Trạch Kinh, chủ trương lấy hình thể làm thân thể, lấy nước sông suối làm huyết mạch, lấy đất đai làm da, lấy cây cỏ làm lông tóc, lấy nhà cửa làm quần áo, lấy cửa ngõ làm đai mũ...
        Trong cuốn Dương Trạch Tập Thành của đời Thanh cũng có nói:" Dương trạch phải chọn địa hình, tựa lưng vào núi, trước mặt là nước mới xứng với nhân tâm, Sơn có Lai Long thì đẹp mà phát, Thuỷ phải ôm bao làm hình vòng quanh, Minh Đường rộng lớn thì có phúc, Thủy khẩu thu tàng, tích vạn kim. Quan sát hai bên không có chướng ngại, quang minh chính đại vượng môn đình...".
        Như vậy đủ thấy người xưa khi luận về Phong Thủy đã xem trọng cảnh quan bên ngoài thế nào.

        Về mặt khoa học mà nói, khi chúng ta chọn mua một miếng đất, một căn nhà, hay thuê nhà để ở chẳng hạn, ta cũng phải tìm hiểu môi trường xung quanh nơi đó, bởi nó tác động không nhỏ đến đời sống chúng ta.
        Thí dụ như: Dưới nền nhà là nơi giao nhau của 2 mạch nước ngầm sẽ làm cho sức khoẻ chúng ta suy nhược; nhà làm gần các trạm điện cao thế sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh những người cư ngụ nơi đó, những ai ở gần đó cũng có khả năng mắc bệnh ung thư máu cao hơn, trẻ em dễ mắc bệnh bạch cầu...
        Cũng như những phát hiện đó, có 1 số điều mà  từ hàng nghìn năm trước các nhà Phong Thủy đã cảm nhận được nhưng không thể chứng minh. Như tại sao khi nhà chúng ta đối diện nóc nhà hàng xóm ( ý nói đòn dông nhà đối diện chĩa thẳng qua ) là không tốt. Các nhà Phong Thủy xưa chỉ kinh nghiệm thấy như vậy là không tốt, nhưng không đủ dụng cụ khoa học như ngày nay để chứng minh. Mới đây, một nhà khoa học người Pháp là Enel M.J.F. Balvanyi đã khám phá ra rằng có một loại tia nguy hiểm, gọi là tia Ác Xạ, tia này có chùm sóng ngắn gọi là Green Negative Waves. Chùm sóng ngắn này hiện hữu trong không khí. Chúng có tác hại làm khô các tế bào ở cơ thể sinh vật. Khi gặp các nóc nhà, chúng nương theo cái đòn dông ( ridge-board) phóng về phía trước, và xâm nhập vào căn nhà đối diện qua cửa chính, cửa sổ. Những thành viên trong nhà đó bị nhiễm tia này sẽ đau ốm, bệnh hoạn, đầu óc luôn căng thẳng, lo âu sinh ra bực bội, cáu kỉnh hay phát sinh tranh cãi trong nhà, hoặc tinh thần mất tập trung dễ bị tai nạn hơn.
        ......Nói chung, rất nhiều điều từ môi trường bên ngoài tác động đến ngôi nhà chúng ta đang ở, chứ không phải chỉ có các yếu tố nội thất bên trong nhà là đủ. Muốn đạt được sự hài hoà về Phong Thủy , chúng ta trước tiên nên xem xét hình thể xung quanh nơi ta ở trước, thứ đến mới là nội thất.
        Ở đây, NCD tôi chưa bàn đến các hình thế Sơn Thuỷ theo trường phái xác định Huyệt vị Long Mạch, bởi phần đó đã đi vào chuyên môn sâu, tôi chỉ muốn đề cập đến các vấn đề mà chúng ta thường có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày thôi. Trong phần này, bởi những tác động từ môi trường xung quanh rất nhiều điều chúng ta cần xem xét, NCD xin chia ra thành 1 số đề mục sau ;
        _ Ao hồ  : Hình dáng và vị trí.
        _ Đường đi dẫn vào nhà , các con lộ.
        _ Cây cối và ảnh hưởng của nó.
        _ Các nhà láng giềng.
        _ Cuối cùng là : 1 số câu thiệu luận đoán cát hung ngoại hình.


        CÁC CON ĐƯỜNG VÀ CÁC LỐI DẪN VÀO NHÀ

        Trong khoa Phong Thủy hiện đại, các đường đi ở các khu đô thị, thành phố thay thế cho hình ảnh các con sông ở các vùng quê, nó cũng mang lại Khí. Những con đường cong  lượn 1 cách dịu dàng như những con sông uốn lượn hữu tình, sẽ cho phép luồng Khí di chuyển nhẹ nhàng êm ái, có tác dụng tốt.  Những đại lộ thẳng và xa lộ sẽ thúc đẩy luồng Khí quá nhanh chóng và thường gây nguy hiểm. Do đó, điểm đầu tiên mà NCD tôi muốn nhấn mạnh đó là:
        _ Đừng nên chọn nhà hay đất mà trước mặt hoặc sau lưng có: Đường xe lửa, đường xa lộ (high-way ), đường cao tốc (free-way ).  Vì mật độ xe và tốc độ nhanh của nó khiến dòng Khí như bị hút đi, từ Sinh Khí sẽ thành Ác Khí.
        Trong thực tế, loại Hình Sát mà ta thường gặp nhất do các con đường lộ mang lại chính là Phản Cung Sát, là 1 loại Sát Khí hình thành từ 1 con đường cong  như lưỡi liềm cắt trước mặt nhà, sau lưng nhà. Nhân hôm rồi tôi có đi TQ, nhìn thấy các cây cầu vượt đan xen nhau, nên hôm nay NCD cũng xin nói đến chúng , hầu giúp cho các anh chị , các bạn nào ở nước ngoài có gặp phải :
        _ Tuyệt đối tránh mua, thuê nhà trong các chung cư ( Apartment) mà bị Phản Cung Sát từ các cầu vượt, đường cao tốc (free-way). Phản Cung Sát từ các con đường này còn nguy hiểm gấp mấy lần từ 1 con đường lộ thông thường. Hãy cẩn thận !!!
        _ Tuyệt đối tránh ở gần nơi giao nhau của các cây cầu vượt, các đường cao tốc. tầm Sát thương của chúng rất lớn, ảnh hưởng rất xa. Ở những nơi này, dòng Khí bị nhiễu loạn, sẽ có ảnh hưởng rất xấu với sức khoẻ, tinh thần của chúng ta.
        _ Tuyệt đối tránh mua , thuê các nhà nằm trên đường hầm, tàu xe chạy xuyên qua phía dưới, sẽ phạm phải Xuyên Tâm Sát. Người ở đó sẽ bị tài vận kém, sức khoẻ kém, dễ sinh bệnh chảy máu.

        Cả 3 loại này không phải là không có cách hóa giải, nhưng tốt hơn là tránh, vì khi bất đắc dĩ lắm, trong trường hợp không thể chọn lựa, ta buộc phải ở đó thì hãy dùng hóa giải. Dù sao, ở 1 nơi không bị Hình Sát gì vẫn tốt hơn mà!
        _  Một con đường ( Cũng như là 1 con sông, nhánh sông, 1 bụi cây lá nhọn ) chĩa thẳng vào cửa hoặc cửa sổ nhà là bị Thương Sát. Người trong nhà thường bị tai nạn chảy máu, bệnh tật.
        _  Một con đường xe chạy giống như chiếc nĩa ( như lưỡi bồ cào ) ở trước cửa: Cha con bất hòa, mỗi người tự làm theo ý mình.
        _  Một con đường hình thành 3 cạnh của Bát Quái ở trước cửa: Rất xấu cho các mối quan hệ giửa các thế hệ trong nhà.
        _  Nhà ở trong các chung cư (Apartment ): Đại kỵ mở cửa ra nhìn thấy ngay cầu thang đi xuống hay cửa thang máy.
        _  Nhà ở hoặc cửa hàng tránh ở trên 1 đoạn dốc xuống. Khí cũng như nước, luôn chảy từ cao xuống thấp. Nếu nhất định phải chọn nhà ở khu vực đó, thì nên đến đó quan sát khi trời mưa, nước mưa chảy đọng vào ngôi nhà nào thì hỏi mua, thuê nơi đó là tốt nhất. Vì Thủy tụ là Khí dừng mà.
        _  Nhà ở tận cùng 1 ngõ hẽm, luôn phải chịu lời thị phi.
        _  Một con đường dẫn vào nhà mà quá hẹp (nhỏ hơn cả cửa chính ) là rất xấu. Bởi lối vào là một bước đầu chuẩn bị, để chúng ta có thể cảm thấy một khi chúng ta bước vào nhà; hay là chỗ giúp chúng ta xác định cách chúng ta đến với thế giới bên ngoài, sau khi ra khỏi nhà.  Lối vào nên có vẻ khang trang và dễ đi, và lối ra cũng nên có 1 quang cảnh sáng sủa và không bị cản trở.
        _  Nếu nhà ở cao hơn mặt đường, có những bậc lên xuống, chúng nên thoai thoải và không được quá dốc, cửa đi phải mở ra trên một khoảng đất rộng rãi. Các bậc hẹp và dốc sẽ làm trôi tuột tiền của, may mắn ra khỏi căn nhà.
        _  Nều nhà ở thấp hơn mặt đường, các bậc cấp dẫn xuống là một điều xấu, khiến những người cư ngụ luôn cảm thấy căng thẳng, vì phải luôn tranh đấu, phấn đấu, làm việc cật lực.
        _  Hai bên lối vào nhà nếu có hai bụi cây thì không nên để rậm rạp quá, phải tỉa gọn bớt.
        _  Nếu làm mái hiên phía trước, hãy cẩn thận các cây cột chống. Nếu các cây cột này quá lớn sẽ cản trở dòng Khí. Nếu chúng lại là cột vuông thì dễ bị phá sản.
        _  Một đường hẽm thẳng và dài, hẹp thì Sát Khí chứa ở trong đó, làm cho nhà bị u ám, người bị tai họa. Nếu mở cho hẽm dài ra càng bị thất bại.
            Nếu đường hẽm đó xông thẳng hay xông nghiêng vào nhà: Sẽ chết đường.
            Nếu đường hẽm đó xông vào bên trái hay bên phải nhà: Sẽ bệnh tật, cô quả.
            Nếu đường hẽm đó x6ng thẳng vào Cửa Cái nhà: Con nhỏ chết non.
        _  Một đường hẽm như hình lưỡi dao _ đầu lớn đầu nhỏ: Thường bị trộm cướp.
            Đầu lớn chĩa vào:  Bị người ta giết chết.
            Đầu nhỏ chĩa vào:  Giết người phải thường mạng.
        _  Hẽm nhỏ giao nhau thành ngả tư: Ở đó cãi lộn luôn.
        _  Cửa hẽm hình chữ Nhân ( chữ Hán ): Hại nhân mạng.
            Cửa hẽm hình chữ Thập (+): Bệnh nặng , thưa kiện.
        _  Trước nhà có giao lộ chữ  T  đâm vào là xấu.
        _  Nhà nằm trong giao lộ chữ  Y là xấu.

        CÁC CĂN NHÀ LÁNG GIỀNG:

        Một khi đã ổn định chỗ ở vào vị trí hoàn hảo; hay khi sắp dọn đến- sắp mua- sắp thuê một căn nhà nào đó; chúng ta phải luôn đề phòng những " Mủi tên độc " từ những ngôi nhà láng giềng. Các "mủi tên độc" đó có thể là 1 kiến trúc bất lợi từ nhà hàng xóm, hay sự phát triển, xây cất thêm của họ làm ảnh hưởng đến sự hài hòa Phong Thủy ở khu vực, trong đó có gia đình chúng ta.
        Các hình thể kỳ lạ, các góc nhọn, góc vuông sắc cạnh, độ cao, đặc điểm của những tòa nhà lân cận đều có thể ảnh hưởng tới chúng ta.
        _ Trước mặt là 1 tòa cao ốc, 1 nhà lầu cao to, 1 building lớn bao trùm lên nhà chúng ta: Khí của những người trong nhà sẽ bị đè nén bởi độ cao và bóng che của tòa nhà to lớn này, khiến cho sự ngiệp bị ngăn trở, không thuận lợi.
        _ Trước mặt là nhà thờ :
          Nếu đó là nơi cầu nguyện, nơi tổ chức lễ cưới hỏi thì tốt.
          Nếu đó là nơi tổ chức các buổi lễ cầu hồn, lễ tang thì nên tránh đi.
        _ Khoảng cách an toàn khi bên kia đường là 1 ngôi nhà to lớn đồ sộ: Để không bị ảnh hưởng tới nhà chúng ta thì con đường phải rộng gấp 3-4 lần chiều cao nhà mình.
        _ Góc cạnh của nhà kế bên chĩa vào nhà hay văn phòng làm việc có thể đe dọa vận may & các cơ hội thành công  của chúng ta. Nó cũng có thể đưa đến những việc tai tiếng, những hành vi thô bạo.
          Khi nhà láng giềng vừa có góc nhọn chĩa vào vừa to lớn hơn, thì vấn đề càng nghiêm trọng hơn.
        _ Khi góc nhà mình và góc nhà hàng xóm chĩa vào nhau, thì 2 gia đình thường phát sinh chuyện mâu thuẫn.
        _ Khi nhà ở gần nhà máy, hít phải những Tà Khí ô nhiễm từ nhà máy thải ra hàng ngày, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài vận của người trong nhà.
        _ Không nên ở đối diện Chùa, Miếu vì những nơi đó Âm Khí quá nặng.
        _ Không nên ở đối diện nhà tù, trại lính, trường bắn ( nơi xử bắn chứ không phải tập bắn )
        _ Không nên ở đối diện hay cạnh bên nhà  xác, nghĩa trang, nhà quàng làm tang lễ.
          Những trường hợp này tốt nhất là nên tránh đi, trừ trường hợp bất khả kháng, do điều kiện kinh tế, do hoàn cảnh gì đó mà không thể dọn đi, thì hãy dùng năng lượng Dương để hóa giải Âm Khí của nó.
        _ Một dãy 6-7 căn nhà lớn liền nhau, có một căn thấp nhỏ, thì nhà nhỏ ấy sẽ bị tán tài mau chóng.
        _ Ở trong xóm, khu phố toàn là nhà nhỏ, mà có 1 cái nhà cao vọt hơn, nhìn từ xa như có cái gông vòng quanh cổ vậy, thì cái nhà cao ấy sẽ bị tai bay vạ gió bất ngờ, khó mà trốn thoát được.
        _ " Tả hữu cao giác lâu, trung trạch thường bi sầu ": là có 2 cái nhà lầu cao vót ở  2 bên nhà, thì nhà ở giửa thường có chuyện sầu bi.
            Tương tự vậy : Lưỡng bàng đại khâu ốc , trung trạch khuyết y lộc.
        _ " Đối miếu loát hồng bích, sát đáo Hỏa tích lịch ": Trước mặt có Chùa, Miếu mà tường vách sơn màu hồng (đỏ) thì sẽ bị sét đánh.
        _ Nhà ở trước mặt cao, thế lấn áp nhà phía sau, thì nhà phía sau sẽ nghèo dần.
        _ Hai nhà đối diện nhau trong 1 con phố ở tầm gần _ 2 nhà tầm lớn nhỏ tương đồng _ nếu 2 cửa đối diện nhau gọi là " Tương mạ môn ": Khiến cả 2 nhà thường gặp chuyện tranh cãi, tai tiếng. Dùng THIÊN QUAN TỨ PHÚC để hóa giải.
         Cũng 2 nhà đối diện nhau như vậy, nhưng không nhất thiết là đối diện cửa, nhà nào có ngưỡng cửa thấp sẽ thắng, ngưỡng cửa cao sẽ bại.
        _ Những nhà trong xóm xây ngang dọc, tạo thành hình chữ CÔNG (I ), thì mấy căn nhà ở giửa nét ngang đều bị nét dọc đâm thẳng vào, thì không thể ở yên được.
        _ Nhà trong khu xóm làm liền nhau, vô tình tạo thành hình chữ PHÂN ( chữ Hán ):  Nếu ở phía bên trái thì không con nối dõi, nếu ở bên phải thì sinh con ngỗ nghịch.
        _ Nhà ở trong xóm, khu phố liền nhau như hình chữ ẤT ( chữ Hán ):   Các nhà ở nét giửa cong ôm như cái bụng thì được giàu có, những nhà ở đầu chữ ẤT thì nghèo, những nhà ở cuối chữ ẤT sẽ bị cô quả & phòng trộm cướp.
        _ Đối diện nhà có 1 hình chữ THẬP (+) mà đầu chữ thập chĩa vào nhà: sẽ bị cô quả
        _ Tránh ở gần 1 bãi rác, 1 nhà bỏ hoang.
        _ Khi nhà đối diện làm 1 cái hàng rào có các cọc nhọn chĩa sang thì nên hóa giải ngay, vì tầm Sát Thương của nó rất mạnh.
        _ Tránh mua- thuê 1 căn nhà ở sát cạnh 1 con hẽm, vì như vậy nhà chúng ta sẽ thiếu 1 trong 2 yếu tố Thanh Long hoặc Bạch Hổ. Bởi nhà chúng ta 4 phía luôn cần có đủ mà phải hợp cách mới được:
          Bên trái là THANH LONG.
          Bên phải là BẠCH HỔ.
          Trước mặt là CHU TƯỚC hay HỒNG PHƯỢNG.
          Sau lưng là HUYỀN VŨ hay HẮC QUY.
        Trước mặt cần phải khoáng đãng mới hợp cách , không nên có nhà cao lớn là vì thế. Sau lưng thì cần phải có chỗ dựa vững chãi như thế tựa núi. Hai phía trước sau này tạo thế Ỷ SƠN HƯỚNG HẢI là hợp Phong Thủy nhất. Bên trái, bên phải tạo thành thế bao bọc, che chở cho nhà như thế Long chầu Hổ phục mới hợp Phong Thủy; là LONG thì phải bay cao lên mới có thế vẫy vùng, cho nên, bên trái là LONG luôn cao hơn HỔ mới đúng, hoặc chí ít cũng phải bằng, không được thấp hơn.
        Tóm lại, bốn phía so với nhà chúng ta ví như...cái ghế dựa cho dễ hiểu vậy:  Sau lưng cần có một chỗ dựa vững chãi, rộng rãi; hai bên có 2 tay vịn để gác tay thì ngồi mới thoải mái; còn trước mặt cần phải thoáng, không có gì cản trở thì mới đứng lên dễ dàng chứ!

        CÂY CỐI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ:

        Trước đây, khi bàn về cây cối, các nhà Phong Thủy Dương Trạch thường chỉ nói đến khu vực thôn quê, không nói đến thành thị, là vì sao?  Bởi ngày xưa, đô thị là các vùng nằm trong các thành trì, chỉ có các dinh thự các nhà quyền quý, các khuôn viên tôn giáo mới có cây cối; ngay cả quy hoạch đường sá trong các đô thị xưa cũng đâu có cây cối gì. Còn bên ngoài, đại đa số dân thường làm gì có đất đai dư dả mà bố trí vườn cây. Do đó, các nhà Phong Thủy Dương Trạch khi nói đến cây cối là đa số nói đến vùng thôn quê, nơi người dân sống trong môi trường thiên nhiên cây cối chung quanh. Trong thành thị, các nhà quyền quý bố trí vườn cây trong dinh thự của họ mang ý nghĩa cố gắng tái tạo sự hoàn thiện của thiên nhiên, đưa khung cảnh thiên nhiên đến gần với con người, tạo sư hợp nhất của Trời- Đất- Người.
        Ngày nay, trên thế giới người ta còn khuyến khích "trồng cây gây rừng", "phủ xanh thành phố" ..... bởi tác dụng tốt của cây cối đối với con người. Nạn chặt phá rừng tràn lan đã tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái, gây lụt lội nhiều nơi. Không có cây che chắn, nhiều vùng bị gió cát không thể canh tác hoa màu. Không có cây xanh, các thành phố bị ô nhiễm trầm trọng bởi khói xe, khói từ các nhà máy thải ra.... Có thể kể ra rất nhiều...rất nhiều những tác hại của việc thiếu cây xanh trong môi trường sống của chúng ta.
        Còn trong Phong Thủy, từ hàng ngàn năm trước, người xưa đã biết diệu dụng của cây cối trong việc hóa giải 1 số điều xấu trong môi trường sinh sống. Chẳng hạn, cân bằng 1 hình thể khiếm khuyết của ngôi nhà, che chắn tầm nhìn đến các cảnh quan xấu bên ngoài...vv..
        Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của cây cối trong Phong Thủy là hợp lý. Theo thuyết của  Hoàng Đế Trạch Kinh, coi cây cối cũng như có lông, có áo mặc. Những chỗ rộng rãi mênh mông, nếu không có cây ngăn che chận, thì không có gì che thân thể, thì lấy gì giúp đỡ được. Ở rừng núi gió mạnh, nếu không có cây cối ngăn chận thì không chống được gió lạnh. Ở chỗ thôn xóm , nếu cây cối tốt thì hưng vượng ,cây cối tàn tạ thì suy tàn. Nếu không trồng cây cối, như người cởi trần, như chim không lông, làm sao giữ được ấm lạnh để sống lâu? Người xưa nói: Trước nhà quang đãng không có gì che chắn, sau nhà cây cối xanh tốt phồn thịnh, bốn mùa rụng lá, ở đó yên ổn & phúc lộc lâu dài. Lời nói đó không sai! vì cây cối tốt tươi là thịnh vượng, là nói lên vùng đất đó màu mỡ, mà như vậy thì dễ giúp cho vùng đó trù phú lên.  Đó chính là vùng đất có ĐỊA MẠCH tốt, cách cục đạt giàu sang.
        _ Nếu phía Đông trồng cây đào,cây dương liễu; phía Nam trồng cây mai,táo; phía Tây trồng cây sơn chi, cây dâu; phía Bắc trồng cây mận,cây mơ  thì rất tốt, rất có lợi.
         Nếu trồng hạnh bên Đông, đào bên Tây, táo bên Bắc, mận bên Nam là trái ngược, là sinh chuyện tà dâm.

        Hình sắc khí của cây cũng cảm ứng rất quan hệ đến họa phúc. Vì vậy, cây trồng phải cẩn thận. Khi thấy cây ở khu vực nào héo úa, vàng lá tức là vùng Khí ở đó có vấn đề, chúng ta phải tìm xem có gì khác lạ từ môi trường bên ngoài tác động không? hay vùng Khí nơi đó Âm Dương không hài hòa, ta phải cân bắng nó lại....
        _ Cây cối có vẻ bao bọc lấy nhà thì thanh nhàn hưởng phúc.
          Bụi trúc quanh co, trong nhà giàu có.
          Một dãy cây sum suê trước cửa (nhưng không che ánh sáng) sẽ tốt cho con cháu.
          Cây trước nhà có nhiều tàng ngang bằng như cái lọng thì người trong nhà sớm đỗ đạt.
          Cây mọc bên hông nhưng thế ôm lấy nhà, giàu có lâu dài.
          Cây bên tả uốn khúc ôm lấy nhà, giàu có công danh.
          Nhiều cây sau nhà, giàu có thông minh.
          Cây 4 bên nhà bằng nhau, có nhiều ruộng mọi nơi.
          Cây xanh tàn rộng, con trưởng giàu có.
        _ Cây trồng theo các hướng sau đây sẽ được phúc lộc lâu dài
          Cây dâu ở phương Nhâm-Tý-Quý-Sửu
          Cây Tòng Bách ở phương Dần-Giáp-Mẹo-Ất
          Cây dương liễu ở phương Bính-Ngọ-Đinh-Mùi
          Cây thạch lựu ở phương Thân-Canh-Dậu-Tân
          Rừng lớn ở phương Thìn-Tốn-Tị
          Rừng trung bình ở phương Tuất-Càn-Hợi
          Hoặc cây liễu ở phương Đông, táo ở phương Nam, cây dâu ở phương Tây Nam
        _ Trước cửa có cây Đào, Lý thì ham mê tửu sắc!
        _ Đối diện với cửa có cây Dương liễu rũ như xỏa tóc treo đầu, trong nhà có người thắt cổ.
        _ Trước cửa có cây hình dung cổ quái, nếu nhỏ thì trong nhà có người tự tử ở sông, giếng.
                                                                nếu lớn thì bị bệnh tỳ khí không thông, thanh danh bại hoại.
        _ Trước cửa chỉ có 1 cây trơ trọi, trong nhà toàn góa bụa, ít con cháu.
        _ Cành cây đâm xéo vào cửa, sẽ có tang tóc.
        _ Gốc cây bị thủng rễ trước cửa, bị điếc, mê muội.
        _ Cây trước cửa gù cong như lưng lạc đà, đinh tài đều kém.
        _ Cây khô trước cửa, hỏa tai; chồng chết; mất của, chết đường.
        _ Cây khô trên nóc sẽ có quả phụ.
        _ Trước cửa có cây cành dây leo rối rít, bị thắt cổ treo lên hoặc lật thuyền.
        _ Trước cửa có cây mọc rũ xuống nước, trong nhà có người chết đuối.
        _ Cạnh bên phải nhà có cây hoa màu đỏ, thất bại vì nhan sắc.
        _ Trong vườn nếu trồng thông chỉ trồng thông nhỏ, nếu là thông lớn làm ăn không khá.
        _ Hai cây áp sát 2 bên nhà, sẽ bị tang anh em.
        _ Bên phải nhà có cây, có hoa màu trắng, con cháu lêu bêu.

        _ TUYỆT ĐỐI TRÁNH TRỒNG CÂY Ở GÓC TÂY NAM NHÀ, cái này là NCD tôi chân thành khuyên các anh chị, các bạn đấy! Bởi góc Tây Nam nhà là thuộc cung Tình Duyên_Hôn Nhân, thuộc Thổ; nếu trồng cây tại đây, cây thuộc MỘC, mà MỘC khắc THỔ, sẽ bất lợi cho Hạnh phúc vợ chồng.
        Hãy cẩn thận! Cẩn thận!

        AO, HỒ, SÔNG, NƯỚC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ:

        Một ngôi nhà tọa lạc gần với quang cảnh sông nước, đa phần là tốt. Một cách lý tưởng thì ngôi nhà nên hướng về ao hồ, sông suối, biển cả để thu hút những nguồn lợi từ nó.
        Người Trung Quốc xưa có câu: Nước có thể nâng thuyền lên, nhưng cũng có thể nhận chìm thuyền!
        Cũng như trong Ngũ Hành, Thủy sinh Mộc, nhưng Thủy đa thì Mộc úng vậy.
        Một dòng sông bên bồi thì đem đến phù sa, nuôi dưỡng mùa màng; bên lỡ thì sạt lỡ đê điều, nặng hơn nữa thì cuốn trôi mùa màng, sập đổ nhà cửa. Và đây là điều đầu tiên mà NCD tôi muốn nói đến, đó là câu nói cửa miệng của ông bà ta ở vùng sông nước_ mà rất hợp với thuyết Phong Thủy:
        _ " Đất bồi nên ở, đất lỡ nên đi ": Vâng. Như ở trên đã nói về hai bờ sông bên lỡ , bên bồi. Tất nhiên ta phải chọn bên bồi đem lại lợi ích cho mình rồi.
        Một con sông uốn khúc là điều tốt nhất, vì nó sẽ làm mở rộng đất đai, mang lại vượng khí cho vùng đất đó. Một con sông thẳng  hoặc khúc khuỷu quanh co hiểm trở, khí của nó sẽ tuôn chảy rất nhanh, kéo theo cả dòng khí nơi nó đi qua; khi Khí đã cạn kiệt thì đất đó là đất chết rồi, làm sao sinh vượng được? Do đó, chúng ta cần là cần 1 dòng sông hiền hòa, uốn lượn hữu tình mới là tốt. Ngoài ra, còn phải xét đến phẩm chất của nước nữa. Nó phải sống động- sạch- luân chuyển mới là dấu hiệu của dòng khí tinh khiết và mạnh khoẻ; một dòng nước tù hãm, đầy bùn, hôi thối sẽ chỉ cho nguồn khí ô nhiễm, Tà Khí, Trọc Khí gây hại cho sức khoẻ & Tài vận của những người sinh sống ở đó thôi.
        Nói đến Thủy , ta có thể chia làm 6 loại :
        _ Triều thủy
        _ Hoàn thủy
        _ Hoành thủy
          là 3 loại thủy tốt.
        _ Tà thủy
        _ Phản chi thủy
        _ Trực khứ thủy
          là 3 loại thủy nguy hại, cần nên tránh.
        Đó là phân loại Thủy theo hình dáng & dòng chảy cùa nó. Còn nếu theo phương hướng thì có ;
        _ Trường Sinh thủy
        _ Lâm Quan thủy
        _ Đế Vượng thủy
          là 3 loại thủy tốt.
        _ Hình-Xung-Phá-Hại  là 4 loại thủy xấu cần tránh.
        Trên đây, NCD tôi chỉ muốn lược sơ qua về các loại thủy căn bản, chứ không đào sâu về nó ở đây, bởi nếu đào sâu hơn thì nó đã thuộc về chuyên môn (tôi sẽ nói sau), đòi hỏi các anh chị, các bạn phải biết cách Tiêu sa, Nạp thủy đúng cách mới được. Nên hôm nay , NCD chỉ bàn đến hình thể các con sông, các ao hồ và vị trí của chúng so với nhà thôi.
        Trước tiên, nói về khoảng cách thì:
        _ Khoảng cách lý tưởng nhất là: Từ nhà đến dòng sông phải có 1 khoàng cách gấp đôi chiều cao của nhà.
        _ Một dòng nước chảy quanh co 9 khúc chầu vào nhà thì thành đạt sớm.
          Dòng sông uốn lượn hữu tình, và nhà nằm trong 1 khúc quanh của dòng sông, như vậy được nó bao bọc rất tốt.
          Ở các phương ẤT-TÂN-ĐINH-QUÝ có nước đạp chầu vào trước cửa thì sẽ phát hoạnh tài.
          Ở miền núi, nhà đối diện thác nước sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
          Khi 1 dòng sông như hình vòng cung ôm lấy nhà, bao bọc nhà, thì người ở trong nhà sẽ được sung túc. Đặc biệt là nếu ngôi nhà trở hướng về dòng sông.
        _ Nếu dòng sông cũng là vòng cung, nhưng trở ngược lại ( giống hình phản cung sát trên đường vậy ) gọi là Phản Phi Thủy, những người cư ngụ ở đó có thể thấy lợi lộc, nhưng không bao giờ có thể thu đạt được.
        _ Một dòng sông chảy qua trước cửa nhà là điều tốt, nhưng nếu nó chảy tuột đi chỗ khác, những người cư ngụ ở đó sẽ càm thấy mất mát tài chính.
        _ Nhà nằm trong 1 vùng Vịnh là rất tốt, tiền bạc sẽ chảy vào đó, nhưng nên cất nhà thụt ra sau 1 tý, nếu không tiền bạc sẽ khó giữ.
        _ Trước cửa có thủy hình chữ Bát ( chữ Hán ) chia chảy ra hai nơi, thì con cháu sẽ ngỗ nghịch, nghèo đói.
        _ Trước mặt nhà, hình thể sông chia nhánh loạn xạ, làm cho dòng chảy tứ tán nhiều hướng, là dạng bất ổn. Nó sẽ làm cho tài chính của những người cư ngụ trong nhà không đều đặn, việc làm ăn lúc thành lúc bại.
        _ Thủy 2 bên tả hữu chảy xiết;
          Nếu giao nhau: tán tài.
          Nếu chảy đi luôn: gia nghiệp sẽ lụn bại.
        _ Thủy đâm vào trước cửa: con cái chết non.

        Những địa  hình trên đa phần là ở các vùng đồng bằng sông ngòi, kênh rạch nhiều mới có. Thế còn ở vùng ven đô, ngoại ô, hay nội thành thì sao? Ở đấy cũng có khi có sông ngòi, nhưng thường nhất là ao hồ. Trước hết, về phương hướng, hãy xác định Hành của Hướng nhà là gì? Vị trí ao hồ thuộc Hành gì? Xem có tương khắc không đã?
        Thí dụ  :  Nhà thuộc phương Đoài Kim, có hồ ao ở phương Ly Hỏa khắc sẽ bị bệnh về phổi, mũi; ngược lại, nhà ở phương Hỏa, ao hồ ở phương Kim thì bị bệnh tim, mắt.....
        Sau đây là 1 số hình thể, vị trí ao hồ :
        _ Nhà lớn mà ao hồ nhỏ: Trai cô độc, con gái chết non.
          Nhà nhỏ mà ao hồ lớn: Tiền tài ly tán.
        _ Ao hồ lớn sau nhà: Con trẻ thương vong.
          Ao hồ nhỏ sau nhà: Nhà nhiều con dâu góa chồng, trong nhà luôn uống thuốc thang.
        _ Ao hồ trước sau áp sát nhà: Uổng tử, trùng tang.
        _ Ao bên phải có, bên trái không có: Nhà sẽ có quả phụ.
        _ Sau nhà trước không có, nay khai ao rãnh:  Bị thưa kiện, trộm cướp.
        _ Trước nhà có ao, sau nhà có đường thẳng đâm vào: Chết non , nhà nhiều quả phụ.
          Sau nhà có ao, trước nhà có đường thẳng đâm vào: Gia trưởng chết non.
        _ Ao ở bên trái, lại có đường thẳng như tên bắn vào nhà: Con cháu bị người giết.
        _ Ao ở bên trái thẳng và dài: Phải bỏ làng trốn đi xứ khác.
        _ Ao ở trước nhà thẳng và dài: Chết non xứ khác.
        _ Ao hình như cánh quạt: trai gái hoang đàng, trụy lạc.
        _ Ao hình tam giác: hay cãi lộn.
          nếu sinh thêm cái đầu thì như xác chết; sẽ có kẻ gian đến đó chết, vì vậy mang họa.
        _ Ao trước nhà hình hồ lô( thắt ngang ): Đời trước thịnh vượng, đời sau cô độc.
        _ Ngòi nước bên phải có 1 đầu cuốn như lưỡi câu: Bị bệnh đờm, bị trộm cướp.
        _ Ao bị khuyết hướng ra ngoài: Cô quả, và bị bệnh đau mắt.
        _ Ao trước nhà một đầu rộng, một đầu hẹp; đầu nhỏ chỉ ở đâu, không nên làm nhà ở đó.
        _ Kênh rạch, mương rãnh một đầu nông, một đầu sâu: Nông thì trụy thai. Sâu thì tụ tài.
        _ Giửa ao làm thêm một ngọn giả sơn như núi nhỏ: Nhân mệnh không vững, bị thưa kiện.
        _ Ao trên lớn hơn ao dưới: Con cháu chết non.
        _ Nhà nhỏ mà trước có 2 ao: Có con nuôi, 2 vợ và thân cư thê ( là ở rễ )
        _ Nhà lớn có 2 ao đằng trước như chữ LỮ (chữ Hán ): Phúc không trọn vẹn.
        _ ĐẠI KỴ nhà có 2 ao ở 2 bên trước cửa: Trong PT gọi đây là kiểu ao chữ KHỐC, sẽ sinh chuyện tang thương, hay còn gọi đây là Giọt nước mắt. Ở vị trí này cũng không đặt 2 bể nước, 2 lu nước, 2 bồn cá....nói chung là 2 biểu tượng nước ở 2 bên cửa. Nó báo hiệu sự thất bại, sự phản bội, các biến cố mang lại rủi ro.
        _ Ao trước nhà hình bầu dục, hình bán nguyệt với phần cong hướng vào như ôm trọn ngôi nhà là rất tốt. Nhưng tốt nhất là hình quả thận, với đường cong ôm vào.
          Cũng là ao hình quả thận, nhưng đường cong hướng ra ngoài  thì người cư ngụ sẽ có tiền, nhưng cũng thường mất nó_ tiền bạc sẽ vuột khỏi tầm tay.
        _ Một cái ao hình chữ nhật với 1 góc cạnh chĩa vào nhà: Những người cư ngụ sẽ bị bệnh hoặc mất mát tiền bạc.
        _ kích thước và vị trí của ao hồ phải cân bằng với nhà. Nên để nó gần nhà để những người cư ngụ ở đó có thể thu được thuận lợi từ Khí của nước. Nhưng nếu nó quá gần, thì luồng Dương Khí mạnh mẽ của nó có thể gây ra bất hạnh cho người cư ngụ ở đó, họ sẽ dễ mắc bệnh về da, phổi và khó thành công trong sự nghiệp. Ta phải cân bằng nó với những giải pháp Phong Thủy.
        _ TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN để ao hồ, chậu cá, lu nước hay bất cứ biểu tượng nào về hành Thủy ở bên tay phải nhà, từ trong nhìn ra. Vì nếu để vị trí này có nước thì người đàn ông trong nhà sẽ trở nên thích trăng hoa, không chung thủy, và chuyện lập " phòng nhì " chỉ là sớm muộn thôi. Cẩn thận!!!
        _ TUYỆT ĐỐI TRÁNH NHÀ CÓ AO, HỒ, NƯỚC Ở PHƯƠNG ĐOÀI.
          Đây là 1 Đại Kỵ trong Phong Thủy, Đoài Vi Thiếu Nữ, nếu ở phương này có nước sẽ khiến cho
        con gái nhỏ trong nhà dâm loạn , nếu nhẹ lắm thì cô thiếu nữ ấy cũng chơi bời, đàn đúm hư hỏng. Xin cẩn thận!!!

        8 hướng Bát quái 8 sở thuộc

        8 hướng Bát quái 8 sở thuộc

        Để có thể ứng dụng được Phong Thuỷ, ta cần biết thêm về các cung Bát Quái

        _CÀN   :   hướng    TÂY BĂC     thuộc     KIM      ứng với       LÃO ÔNG
        _KHẢM :   .........      BẮC        ........    THỦY     ..........     TRUNG NAM
        _CẤN   :   .........    ĐÔNG BẮC  .........    THỔ      ..........     THIẾU NAM
        _CHẤN :   .........      ĐÔNG       .........    MỘC     ..........    TRƯỞNG NAM
        _TỐN   :   .........    ĐÔNG NAM  .........    MỘC     ..........     TRƯỞNG NỮ
        _LY     :   ..........      NAM       ..........    HỎA     ..........      TRUNG NỮ
        _KHÔN  :  ..........    TÂY NAM   ..........    THỔ      ..........      LÃO MẪU
        _ĐOÀI  :  ..........       TÂY       ..........     KIM      ..........      THIẾU NỮ
                                                                  
        Muốn xem Phong Thủy trước tiên cần phải biết Hướng nhà, đất nơi đó như thế nào?
        Để xác định đươc hướng 1 căn nhà, 1 khu đất, ta cần có 1 LA BÀN. Cách xem được la bàn thì tôi thiết nghĩ ai cũng biết nên không đề cập lại ở đây, chỉ xin nói qua về NƠI ĐẶT LA BÀN, ĐỊNH HƯỚNG THẾ NÀO & CHIA CÁC PHÒNG TRONG NHÀ RA CÁC CUNG BÁT QUÁI NƠI ĐẶT LA BÀN: Trước hết, chúng ta lấy mốc ở điểm giữa của mặt tiền nhà ( VD : nhà bề ngang 4m thì đánh mốc ở 2m ).
        Tiếp đến, từ điểm mốc đó, kẽ 1 đoạn thẳng vuông góc với mặt tiền nhà  &  có độ dài bằng nửa chiều ngang  nhà ( tức là vẽ đường vuông góc với mặt tiền từ điểm mốc ở trên, rồi lấy 1 đoạn bằng 2m ). Đó chính là điểm đặt LA BÀN
        ĐỊNH HƯỚNG: Từ điểm đặt LA BÀN đó, nhìn theo đường kẽ vuông góc đó xem là hướng gì, đó chính là hướng của nhà vậy.
        PHÂN CUNG:   Hãy vẽ 1 sơ đồ nhà ra giấy theo 1 tỷ lệ chính xác, rồi lấy trung tâm điểm, đặt thước đo độ vào điểm trung tâm, sao cho cạnh ngang bên dưới song song với cạnh ngang nhà, thì điểm 90 độ ở trên sẽ tương ứng với Tọa độ THỰC cùa nhà, đất đó. Căn cứ theo số độ để chia ra các cung Bát Quái. Ngoại trừ 8 cung Bát Quái ra, còn lại cung ở giửa là TRUNG CUNG.
        Số độ tương ứng với 8 cung Bát Quái:
        Từ 337,5 độ đến 22,5 độ thuộc về cung Khảm.
        Từ 22,5 độ đến 67,5 độ thuộc về cung Cấn.
        Từ 67,5 độ đến 112,5 độ thuộc về cung Chấn.
        Từ 112,5 độ đến 157,5 độ thuộc về cung Tốn.
        Từ 157,5 độ đến 202,5 độ thuộc về cung Ly.
        Từ 202,5 độ đến 247,5 độ thuộc về cung Khôn.
        Từ 247,5 độ đến 292,5 độ thuộc về cung Đoài.
        Từ 292,5 độ đến 337,5 độ thuộc về cung Càn.

        An vị hướng nhà đã xác định được ở trên vào sơ đồ, rồi lần lượt điền các hướng còn lại vào sẽ thấy được các phòng trong nhà thuộc cung gì ngay. Đối với 1 khu đất cũng thế.
        Khi đã có sơ đồ Bát Quái của các bộ phận trong nhà, đối chiếu với Bát Quái sở thuộc, ta có thể dễ dàng tìm ra sự hỗ trợ cần thiết cho từng thành viên trong gia đình
        Vd  :   Khi muốn hỗ trợ cho người cha-người chủ gia đình, ta sẽ kích hoạt sự hỗ trợ cho cung CÀN
                 ........................... người con gái út chẳng hạn,   ............................................... ĐOÀI

        Kích hoạt thế nào ư? Rất dễ! Ta đã có Bát Quái sở thuộc rồi đó, căn cứ vào Ngũ Hành của cung đó để kích hoạt: Kim là kim loại, Mộc là cây cối hay đồ gỗ, Thủy là nước, Hỏa là lửa hay đèn, Thổ là đất hay gốm sứ- đá quý- thủy tinh. Tỷ như:
        Cung CÀN thuộc KIM, ta có thể treo 1 chuông gió KIM LOẠI , 1 giàn máy nghe nhạc.....
        Cung TỐN thuộc MỘC, ta có thể đặt 1 chậu cây kiểng, hoặc treo 1 chuông gió bằng cây, bằng tre....

        Ngoài Ngũ Hành của chính cung đó ra, chúng ta cũng có thể kích hoạt theo cách Ngũ Hành tương sanh, và tránh đặt các vật theo tính Ngũ Hành tương khắc tại các cung đó.
        NGŨ HÀNH TƯƠNG SANH:  Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ.
        NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC:  Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.

        Vậy thì, như ví dụ trên: Cung Càn ngoài các vật bằng kim loại, có thể đặt các vật thuộc hành Thổ, vì Thổ sanh Kim; Cung Tốn ngoài các vật bằng chất liệu gỗ hay cây xanh, ta có thể dùng hành Thủy, vì Thủy sanh Mộc;.... Cung Càn như vậy sẽ tránh, hạn chế đặt nhiều đèn, vì Hỏa khắc Kim; cung Tốn sẽ tránh và hạn chế đặt các vật bằng kim loại vì Kim khắc Mộc,...
        Nếu để ý chúng ta sẽ dễ dàng thấy, giửa 2 Hành tương khắc luôn luôn là 1 Hành tương sanh với cả 2 Hành đó. Như Hỏa khắc Kim, thì ở giửa sẽ có Hành Thổ, đề Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim; Thủy khắc Hòa, thì ở giửa sẽ có Hành Mộc, đề Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa,... Đây chính là điểm kỳ diệu của Tạo Hóa, nhờ đó mà chúng ta có thể tìm ra biện pháp Hóa Giải cho những điều phạm phải trong Phong Thủy, qua tính Trung Gian của Hành này.
        Dễ quá phải không các anh chị, các bạn? Hãy thử xem!



        Hình thứ nhất, tạm thời chúng ta chỉ sử dụng 2 vòng trong thôi, còn vòng thứ 3 là tượng 64 Quẻ, chỉ dùng khi  chúng ta xem theo Dịch( Đó là trường phái lấy Hướng nhà để định quẻ Dịch ).
        Theo hình này:
        _ Vòng trong cùng là chỉ 8 hướng của Bát Quái theo Hậu Thiên.
        _ Vòng kế đó chính là 24 sơn (mỗi hướng đều chia làm 3 sơn nhỏ_phần trước tôi chưa muốn nói đến vì sợ dưa ra 1 lúc nhiều quá sẽ làm các bạn rối tung lên, làm sao mà hiểu được ). Những dấu chấm trên hình đó là để chỉ vị trí đặt  Bếp. Lẽ ra ở đây chúng ta còn 1 vòng nữa cũng có 24 cung, nhưng lại dùng để định hướng để đặt cửa cái. Các dấu chấm tròn là vị trí Cát, chấm đen là Hung


        Ô hình này là chỉ những thuộc tính của Bát Quái, những điều này rất cần thiết cho việc dự đoán và hóa giải trong Phong Thủy.
        Như ta đã biết, mỗi người chúng ta có 1 Quái Số riêng của mình. Mà trong trường phái Phong Thủy Bát Trạch đơn giản nhất thì chỉ có xem 8 hướng. Như vậy, khi ta đem Quái Số của mình phối với 8 hướng sẽ có 8 trường hợp xảy ra cho từng người, và 8 trường hợp đó ta gọi nôm na là Bát San vậy(hay còn gọi là Du Niên).
        Như tôi đã nói ở phần trước, mỗi người trong chúng ta, ai cũng có 4 hướng tốt là 4 hướng đồng nhóm Đông hay Tây với mình, và 4 hướng xấu là 4 hướng khác nhóm. Ở đây, tôi xin gửi các bạn 1 bảng thành lập sẵn sự phối hợp giữa 8 Quái Số và 8 hướng để tiện lợi cho các bạn nào chưa biết gì về Phong Thủy :

        Các Quái Số    1          2          3           4            5            6            7            8             9

        Sinh Khí  :     ĐN         ĐB        Nam       Bắc      ĐB/TN         Tây         TB          TN         Đông                                                                                                                            
         Thiên Y  :    Đông      Tây        Bắc        Nam     Tây/TB        ĐB          TN         TB          ĐN  
                                                                                                                                             Diên Niên:    Nam        TB         ĐN        Đông     TB/Tây        TN          ĐB         Tây          Bắc
                              
                                                                                                            Phục Vì  :     Bắc        TN        Đông       ĐN       TN/ĐB         TB         Tây         ĐB          Nam
                                                                                                                                              
        TUYỆT MỆNH:TN         Bắc       Tây         ĐB       Bắc/ĐN      Nam        Đông        ĐN           TB                                                                                                                                      NGŨ QUỶ     : ĐB          ĐN        TB          TN       ĐN/Bắc      Đông       Nam        Bắc         Tây
         
        LỤC SÁT      : TB         Nam       ĐB         Tây     Nam/Đông    Bắc         ĐN         Đông         TN
                                                                                                                    
        HỌA HẠI      :Tây        Đông       TN         TB       Đông/Nam    ĐN          Bắc        Nam         ĐB
         
        Ở quái số 5   :    hàng trên là của nam, hàng dưới là của nữ
         
        NCD xin Ví dụ thử nhé :  
        Quái số của bạn là 9_cung LY thì hướng tốt nhất của bạn cho việc làm ăn là hướng ĐÔNG, vì đó là hướng Sanh Khí trên bảng của Quái số 9.
        Nếu bạn chưa kết hôn cần tìm người bạn đời hay người yêu thì bạn nên dùng hướng BẮC, vì đó là Hướng Diên Niên của Quái số 9 trên bảng.
        Nếu bạn cần về vấn đề sức khoẻ thì hãy chọn hướng ĐÔNG NAM, vì đó là hướng Thiên Y của Quái số 9 trên bảng.
        Nếu bạn cần củng cố việc học hành, hay đạt sư hài hòa với mọi người thì hãy chú ý đến hướng NAM, vì đó là cung Phục Vì của Quái số 9 vậy.
            
        Các anh chị, các bạn hãy thử thực hành xem nhé!
        Nhưng cũng đừng quên 1 điều:  thức ăn dù có bổ nhưng dùng nhiều quá vẫn có hại đấy!
        Đừng lạm dụng Ngũ hành thái quá sẽ không tốt. Khi thực hành Phong Thủy chưa quen, trước tiên hãy làm từ từ, đừng vội tăng cường Ngũ Hành nơi cần thiết đó quá nhiều. Ít thì ta có thể thêm vào từ từ được, nhưng để đến lúc nhiều thì phiền lắm, vì giống như thức ăn, ăn vào được lấy ra thì khó!

        Đã biết được cung Phi(quái số) của bản thân mình phối với từng Hướng sẽ cho ra 1 Du Niên. Nay chúng ta lướt qua về ý nghĩa của 8 du niên đó, và xem nếu khiếm khuyết cung đó trong nhà chúng ta thì sẽ có ảnh hưởng gì:

        1.SANH KHÍ (Sheng Chi):
        Là hướng tốt nhất trong 4 hướng tốt, biểu hiện của sự thành công, danh tiếng, địa vị, giàu sang. Muốn hưởng được những sự tốt đẹp của hướng Sanh Khí này, tốt nhất là cửa chính của căn nhà ở vị trí này hoặc xoay về hướng này , hoặc phòng ngủ hay phòng làm việc của gia chủ ở tại vị trí này.

        2.THIÊN Y (Tien Yi ):
        Là hướng biểu hiện cho sức khoẻ và sự sống lâu. Cho nên đây là vị trí tốt cho người nào trong nhà mà vấn đề sức khoẻ cần quan tâm. Ngoài ra, khoa Phong Thủy còn quan niệm Bếp là nơi cung cấp năng lượng, là nguồn gốc của sức khoẻ cho mọi người trong gia đình. Cho nên, Bếp hoặc nồi cơm điện nên đặt xoay miệng về hướng Thiên Y (về điều này, tôi sẽ đề cập đến khi đi vào chi tiết từng bộ phận bài trí trong nhà ).

        3.DIÊN NIÊN (yen nien ):
        Là vị trí ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình như: Tình cảm giửa vợ chồng, sự liên hệ giửa cha mẹ và con cái tốt đẹp, bền vững hay không, đều có thể tác động ở vị trí này; ngoài ra đây còn là cung Tình Duyên cho những người chưa lập gia đình. Đây là hướng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý, nếu trong nhà có con cái bị trắc trở về đường Tình Yêu.

        * Và đây cũng là vị trí dùng để cứu chữa cho đôi vợ chồng nào mà tình nghĩa đang trên đà gãy đổ.
        Ví dụ: một đôi vợ chồng đang có những chuyện cơm không lành, canh không ngọt, có thể đi đến chia tay. Để cứu chữa tình trạng này, 2 vợ chồng có thể dời phòng ngủ về căn phòng ở hướng Diên Niên.

        4. PHỤC VÌ (Fu Wei ):
        Là hướng có độ tốt trung bình: cuộc sống gia đình yên vui, no ấm. Nhà xây về hướng Phục Vì hoặc phòng ngủ của gia chủ ở vị trí này, nhà sẽ có con trai nhiều hơn con gái.
        *Theo người Việt thì đây là cung trung bình, nhưng trong Phong Thủy của người Hoa thì cung này tốt chẳng kém cung Sanh Khí là bao.

        Đấy là 4 hướng tốt sắp theo thứ tự từ tốt nhất trở xuống, bây giờ là 4 hướng xấu sắp từ xấu nhất xuống

        1.TUYỆT MẠNG:  
        Đây là hướng xấu nhất trong 4 hướng. Không nên đặt cửa chính hoặc phòng ngủ ở vị trí này.
        Nhà xoay về hướng TUYỆT MẠNG sẽ đưa đến việc làm ăn suy sụp và có thể đi đến sự khánh tận; mất mát con cái và bệnh tật kinh niên.
        Vị trí này chỉ nên đặt Toilet, phòng tắm hoặc Bếp. Nói chung, những công trình phụ có thể đặt tại vị trí này để trấn áp Hung tinh. Nếu đặt Bếp ở đây, miệng Bếp phải xoay về 4 hướng tốt của gia chủ.

        2.LỤC SÁT:
        Đây là hướng chuyên gây nên những thất bại trong công việc làm ăn, bệnh tật, tai nạn và sự chết chóc. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân gây nên các chuyện tình cảm bất chính, phóng đãng.
        Vị trí này cũng chỉ để làm Toilet hoặc phòng chứa đồ thôi.

        3.NGŨ QUỶ:
        Đây là hướng mang đến những tai họa như bị trộm cắp, cháy nhà, mất việc. Trong gia đình, vợ chồng con cái thường bất hòa và hay tranh cãi với nhau. Ngoài xã hội, cũng thường hay bất hòa với đồng nghiệp. Bởi vậy, vị trí này đặt Toilet là hợp nhất, vì những tai họa sẽ bị nước cuốn trôi đi.

        4.HỌA HẠI:
        Đây là hướng đưa đến sự khó khăn và thất thoát về tiền bạc. Vị trí này tốt nhất chỉ làm phòng chứa đồ đạc.

        -------------------------------------------------------------------------------------------

            Trong phần phân định phương hướng hay các cung cho 1 căn nhà, giả sử căn nhà có dạng hình vuông, hình chữ nhật, đầy đặn không bị lồi lõm thì quá tốt rồi. Nhưng trên thực tế, có nhiều trường hợp_mà nhất là ở các vùng nông thôn VN ta_nhà xây dựng có dạng chữ L , chữ T và thậm chí có nhà còn xây hình như chữ U nữa. Với những trường hợp như thế, khi ta chia ô để xác định cung cho từng vị trí trong nhà, sẽ khuyết đi 1 hoặc 2 cung, và điều mà chúng ta nói đến hôm nay là  việc gì sẽ xảy ra khi căn nhà có 1 hay nhiều cung bị khuyết
         
        CUNG KHIẾM KHUYẾT :
        Khi kiến trúc của một căn nhà không được vuông vắn thì sẽ đưa đến tình trạng 1 trong 8 cung bị khuyết. Tùy theo cung nào bị khiếm khuyết mà gia chủ sẽ bị yếu kém hoặc trở ngại trong lĩnh vực đó.
        Theo trường phái Phong Thủy Tây Tạng thì 8 cung Bát quái, mỗi cung sẽ ảnh hưởng 1 lĩnh vực như sau :
         
        _Cung CÀN  : hướng Tây Bắc, ảnh hưởng đến lĩnh vực Quý Nhân của gia chủ. Cũng như là những người nâng đỡ, giúp đỡ mình trong cuộc sống. Hay là những khách hàng nếu đó là 1 cơ sỏ kinh doanh.
         
        _Cung KHẢM : hướng Bắc, ảnh hưởng đến Sự Nghiệp của gia chủ. Nơi đây cũng có thể coi như là nơi ảnh hưởng đến nghề nghiệp của gia chủ và những người trong nhà.

        _Cung CẤN   : hướng Đông Bắc, ảnh hưởng đến vấn đề Kiến Thức. Tác động nơi đây là tác động đến sự học tập của những người sống trong nhà.
         
        _Cung CHẤN : hướng ĐÔNG, ảnh hưởng đến Gia Đạo. Nơi đây ảnh hưởng đến tất cả những mối tương quan giữa những người trong nhà với nhau.

        _Cung TỐN   : hướng Đông Nam, ảnh hưởng đến TÀI LỘC. Khi việc làm ăn của bạn gặp vấn đề xin hãy nghĩ ngay đến cung này, hay khi tài chính khó khăn hãy tác động đến nó.

        _Cung LY     : hướng Nam, ảnh hưởng đến DANH TIẾNG- ĐỊA Vị. Những ai làm công tác nghiên cứu, nghệ thuật, thì cung này rất quan trọng.

        _Cung KHÔN : hướng Tây Nam, ảnh hưởng đến TÌNH YÊU- HÔN NHÂN. Hạnh Phúc gia đình đều ở đây, ai đã lập gia đình xin chú ý đến cung này. Những ai chưa lập gia đình cần tìm Tình Yêu, cũng xin tác động nó.
        ĐẶC BIỆT :  Năng lượng THỔ ở cung này có sức ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các cung còn lại                    

        _Cung ĐOÀI : hướng Tây, ảnh hưởng đến con cái, cũng có thể là nhân viên, người làm. Khi bạn muốn tốt cho con cái hãy tác động cung này của nhà minh, và xem đứa con đó là con trai gái, thứ mấy trong nhà, đối chiếu với Bát Quái sở thuộc bên trên rồi tác động thêm cung đó.

        Biết được ảnh hưởng của các cung Bát Quái và Bát Quái sở thuộc, ta sẽ dễ dàng hóa giải những khiếm khuyết của nhà.

        CÁCH HÓA GIẢI:
        Theo quan niệm của khoa Phong Thủy, khi 1 cung bị khiếm khuyết, chúng ta sẽ làm cho nó "hiện hữu " bằng cách đặt ngay tại góc này 1 trong những thứ sau đây :

        _ 1 hàng rào thấp.
        _ 1 cây đèn, loại đèn ngoài trời.
        - 1 cái cây, 1 bụi hoa hay 1 bồn hoa.
        _ 1 cột nước phun, 1 hòn non bộ hay 1 bức tượng.
        _ 1 giàn hoa.
        _  Làm thêm phòng hay patio ở phần bị khuyết.

        Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sửa đổi, đặt thêm, tỷ như nhà ở chung cư chẳng hạn. Hay các nhà bên nước ngoài, do hạn chế bởi luật lệ, muốn xây thêm ngoài vườn cái gì cũng đâu tự ý làm được. Khi không điều chỉnh bên ngoài được, chúng ta có thể điều chỉnh bên trong bằng 1 trong những phương cách sau :
        _ Gắn kiếng mặt trong những vách tường của phần bị khuyết.
        _ Nếu 2 mặt vách tường của phần bị khuyết này có cửa sổ: Hãy treo quả cầu thủy tinh nhỏ ở cửa sổ, và chưng thêm cây tươi tốt ở gần cửa sổ để hấp dẫn Sinh Khí.

        *** Quả cầu thủy tinh : Là 1 công cụ Hóa Sát rất hay trong Phong Thủy. Đó là 1 quả cầu làm bằng Pha Lê, được cắt nhiều mặt để tạo độ phản chiếu. Khi có ánh nắng rọi xuyên qua, nó sẽ phản chiếu vào nhà lấp lánh đủ 7 sắc màu như 7 sắc cầu vồng vậy. Quả cầu thủy tinh có thể biến đổi những tia Ác Khí rọi vào nhà thành những tia Sinh Khí.

        _ Tác động vào cung bị khiếm khuyết trong các phòng mà cung này không bị khiếm khuyết.
        Ví dụ: Căn nhà bị thiếu cung TÀI LỘC ở Đông Nam, thì nên tác động vào tất cả các cung TÀI LỘC của các phòng còn lại trong nhà.

        LƯU Ý:  Tùy theo Ngũ Hành của cung bị khiếm khuyết là Hành gì mà chọn những vật có Ngũ Hành hợp hay tương sinh với nó mà thiết trí.
        Ví Dụ : Nhà khuyết góc Tây Nam thuộc hành THỔ, thì nên đặt 1 bức tượng là hành THỔ, hoặc 1 cây đèn là hành HỎA, để HỎA sinh THỔ.
                
        Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều việc nhỏ nhặt mà chúng ta không để ý đến. Nhưng có đôi khi, những chuyên nhỏ ấy lại làm thay đổi cả cuộc sống của chúng ta mà chúng ta không hề biết. Chẳng hạn, khi chúng ta dời cái giường ngủ, hay xê dịch cái bàn làm việc ở văn phòng. Làm sao chúng ta hiểu được rằng, từ sự dời đổi vô tình đó, gia đình đang yên vui bỗng nhiên trở nên sóng gió bởi những chuyện không đâu. Hay là công việc làm ăn đang thuận lợi, đều đặn bỗng nhiên bao chuyện khó khăn, rắc rối ập đến. Đó chỉ là những việc nhỏ là dời giường, dịch bàn, nếu là những việc lớn như xây lồi ra thêm 1 phòng nữa thì các anh chị, các bạn nghĩ sao?
        Cho nên NCD tôi khuyên các bạn: khi muốn xây thêm 1 căn phòng hay làm thêm 1 cái vườn hoa cho đẹp thì hãy:  Cố gắng đừng để kiến trúc nhà trở thành dạng lồi lõm!
        Nếu phần làm thêm ở sau nhà, hãy làm bằng hết chiều ngang nhà. Nếu phần làm thêm ở bên hông, hãy làm bằng hết chiều dài nhà. Được như thế, thì coi như ta chỉ nới rộng diện tích nhà, chứ không thay đổi kiểu dáng nhà thành bất thường
        .

        Phong thủy bát trạch – Hướng tốt xấu theo tuổ

        Phong thủy bát trạch – Hướng tốt xấu theo tuổi

        PHONG THỦY BÁT TRẠCH
        19 DOOL110318ThangPT023 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổiTrong thuật Phong thủy hiện nay có những trường phái đang được lưu truyền như:

        -       Bát trạch Minh cảnh.
        -       Dương trạch tam yếu.
        -       Huyền không học.
        -       Hình lý khí (hay còn gọi là phái Loan đầu) Ngoài ra còn có rất nhiều những phương pháp ứng dụng khác còn lưu truyền trong dân gian liên quan đến phong thủy, như thuật yểm đất, trấn trạch, các phương pháp ứng dụng như Dịch Phong thủy, dùng hình tượng quẻ…  
        Sơ lược một số trường phái trong Phong thuỷ
        1. Phái Bát trạch Minh cảnh: Phương pháp ứng dụng trong Bát Trạch Minh Cảnh, người ta xét đến mối quan hệ giữa chủ nhà và hướng nhà, mà không xem xét sự tốt xấu của cấu trúc ngôi nhà và vận nhà trong tương quan thời gian. Trường phái này lấy năm sinh của gia chủ phối Bát quái và liên hệ với tám hướng để định cát hung – tốt xấu giữa căn nhà với người ở trong nhà. Trường phái này quan niệm rằng chính hướng phía trước nhà và hướng sau (Sơn) nhà là những yếu tố căn bản quyết định tốt xấu. Ngoài ra các hướng cửa phòng, bếp cũng liện hệ giữa sơn hướng với cung phi bản mệnh của gia chủ. Tóm lại: Phái Bát trạch nghiên cứu quan hệ giữa NĂM SINH của CHỦ NHÀ với VỊ TRÍ TỌA (hoặc HƯỚNG) của ngôi nhà. Yếu tố THỜI GIAN không ảnh hưởng đến việc xác định Bát trạch.
        2. Phái Dương trạch tam yếu: Tương truyền là do Triệu Cửu Phong đời nhà Tống biên soạn. Phái này cho rằng 3 yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến sự vượng suy của chủ nhà, đó là đại môn (Cửa chính), phòng chủ và bếp. Ngoài ra, Dương trạch tam yếu lấy bát quái trong Dịch học để biến quái trong phương pháp phiên tinh du niên cho những ngăn phòng theo một quy luật nhất định. Nên coi trọng sự phân phòng, buồng trong ngôi nhà qua phương pháp trên để định cát hung, tốt xấu.
        3. Phái Hình Lý khí Loan đầu. Xem xét hình thể ngôi nhà trong mối tương quan cảnh quan môi trường để luận đoán cát hung. Phái này không đặt vấn đề trạch và hướng nhà cũng như cấu trúc bên trong như phái Bát trạch và Dương trạch. Trường phái này lấy cảnh quan môi trường của căn hộ làm yếu tố căn bản để nhận xét luận đoán cát hung, tốt xấu cho căn hộ. Cảnh quan môi trường cũng dựa trên phương vị la kinh, để phân tích cát hung, như đường nước chảy (Thủy Pháp), vị trí núi, sông, hồ cảnh quan ở phương vị khác nhau so với ngôi nhà sẽ có tác dụng khác nhau.
        4. Phái Huyền không học: Nội dung phương pháp của trường phái này căn cứ trên những quy ước về sự vận động của cửu tinh trên 9 phương vị (8 phương và ở giữa – Trung cung), tùy theo thuộc tính quy ước của cửu tinh và vị trí của nó để luận cát hung cho căn hộ. Qua phần sơ lược về các trường phái nêu trên thì chúng ta đều nhận thấy: Đối tượng để nghiên cứu của các trường phái đều giống nhau (tức là con người với môi trường, điều kiện và hoàn cảnh sống của họ); nhưng lại được xem xét dưới các góc độ khác nhau mà chưa bao quát toàn bộ vấn đề cần nghiên cứu. Khái niệm thời gian và không gian và đối tượng nghiên cứu được mỗi trường phái xem xét và nâng tầm quan trọng dưới nhiều tiêu chí khác nhau.
        Tại đây, chúng tôi tập trung giới thiệu cách THỰC HÀNH theo Phái Bát trạch Minh cảnh.
        NHƯNG KHÁI NIỆM CHÍNH VỀ BÁT TRẠCH MINH CẢNH
        Để ứng dụng được BÁT TRẠCH MINH CẢNH, trước hết chúng ta cần nắm vững một số KHÁI NIỆM chính sau:
        VoCucDo1 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi
        DẪN GIẢI: Phong Thủy Bát Trạch bắt nguồn từ các học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành và Kinh Dịch, với NGUYÊN LÝ: Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng. Tứ Tượng sinh Bát Quái. Theo đó, Lưỡng Nghi là khởi nguồn của Kinh Dịch, đó là Âm và Dương, Dương được ghi lại bằng vạch liền (-) còn Âm vạch đứt – cách đoạn (–). Tứ Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ.
        Tứ tượng gồm
        • Thái dương: Nhật (Mặt Trời) : tượng hình bởi hai vạch liền
        • Thiếu dương: Thần (hay Thìn, các ngôi sao chuyển động, hành tinh) tượng hình bởi vạch liền ở dưới, vạch đứt ở trên
        • Thái âm: Nguyệt (Mặt Trăng): tượng hình bởi vạch đứt ở dưới, vạch liền ở trên
        • Thiếu âm: Tinh (các vì sao đứng yên, định tinh):  tượng hình bởi hai vạch đứt
        Tutuong21 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi
        Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văntriết họcphong thủy,… phương Đông
        Các thánh thú hợp thành Hệ thống Ngũ hành:
        • Thanh Long của phương Đông: Mộc
        • Chu Tước của phương Nam: Hỏa
        • Bạch Hổ của phương Tây: Kim
        • Huyền Vũ của phương Bắc: Thủy
        Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay “Hoàng Lân của Trung tâm”. Tất cả các thánh thú hợp lại dưới sự cai quản của “trung tâm” là Hoàng Lân, và Hoàng Lân tượng trưng cho nguyên tố Thổ.
        Bát quái: Người ta chồng tiếp một vạch nữa lên Tứ Tượng (là có ba vạch). Được tám hình thái khác nhau gọi là Bát Quái (quẻ đơn): LY (lí – phương NAM); KHÔN (kũn – phương TÂY Nam); ĐOÀI (dùi – phương TÂY); KIỀN (qían – phương TÂY Bắc); KHẢM (kăn – phương BẮC); CẤN (gèn – phương ĐÔNG BẮC); CHẤN (zhèn – phương ĐÔNG); TỐN (xùn – phương ĐÔNG NAM). 
        200px Pakua with name.svg  Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi

        4116771CB84340F399B3D4C137160382 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi
        I. BÁT QUÁI (QUẺ): Chia ra QUÁI MỆNH và QUÁI TRẠCH.
        1. QUÁI TRẠCH
        Từ TÂM (điểm giữa) của MẶT BẰNG ngôi nhà, không gian nhà được chia làm 8 HƯỚNG QUÁI, gọi là BÁT TRẠCH, mỗi hướng là một QUÁI TRẠCH, mỗi QUÁI chiếm 45 độ. Quái trạch lại được phân biệt thành Đông và TÂY, mỗi thứ gồm 4 hướng, đặt tên là ĐÔNG TỨ TRẠCH (gồm 4 hướng: KHẢM – Bắc; LY – Nam; CHẤN – Đông và TỐN – Đông Nam) và TÂY TỨ TRẠCH (gồm 4 hướng: ĐOÀI – Tây; KHÔN – Tây Nam; KIỀN – Tây Bắc và CẤN – Đông Bắc). Mỗi QUÁI còn chia thành 3 SƠN (ví dụ Sơn Ly gồm 3 Sơn: Bính-Ngọ-Đinh – xem Hình 1).
        Bắc
        Đông-Bắc
        Đông
        Đông-Nam
        Nam
        Tây-Nam
        Tây
        Tây-Bắc
        Khảm
        Cấn
        Chấn
        Tốn
        Ly
        Khôn
        Đoài
        Kiền
        2. QUÁI MỆNH
        Tùy theo NĂM SINH, mỗi MỆNH người được gán cho một QUÁI. Quái Mệnh cũng chia làm ĐÔNG TỨ MỆNH (gồm những người có Mệnh KHẢM, LY, CHẤN và TỐN) và TÂY TỨ MỆNH (gồm những người có Mệnh ĐOÀI, KHÔN, KIỀN và CẤN).
        CÁCH XÁC ĐỊNH QUÁI MỆNH: Căn cứ NĂM SINH. Lấy 4 số của NĂM SINH (Dương lịch) CỘNG lại, được số thành là  bao nhiêu lại CỘNG tiếp  số thành đó, làm tiếp cho đến khi được SỐ THÀNH NHỎ HƠN 10. Lấy số đó đem đối chiếu bảng 1 dưới đây, sẽ thu được kết quả tên QUÁI MỆNH của người đó:
        Bảng 1:
        Số THÀNH
        Cuối cùng
        QUÁI MỆNH
        Số THÀNH
        Cuối cùng
        QUÁI MỆNH
        NAM
        NỮ
        NAM
        NỮ
        1
        KHẢM
        CẤN
        5
        KIỀN
        LY
        2
        LY
        KIỀN
        6
        KHÔN
        KHẢM
        3
        CẤN
        ĐOÀI
        7
        TỐN
        KHÔN
        4
        ĐOÀI
        CẤN
        8
        CHẤN
        CHẤN



        9
        KHÔN
        TỐN
        Hoặc có thể tra trực tiếp từ Bảng 2:
        BẢNG 2: LIỆT KÊ TUỔI XEM HƯỚNG NHÀ
        DƯƠNG LỊCH
        NAM
        NỮ
        ÂM  LỊCH
        MỆNH NGŨ HÀNH
        DƯƠNG LỊCH
        NAM
        NỮ
        1924
        TỐN
        KHÔN
        Giap tý
        Hải trung  KIM
        1984
        ĐOÀI
        CẤN
        1925
        CHẤN
        CHẤN
        Ất sửu
        Hải trung  KIM
        1985
        KIỀN
        LY
        1926
        KHÔN
        TỐN
        Bính dần
        Lư trung HỎA
        1986
        KHÔN
        KHẢM
        1927
        KHẢM
        CẤN
        Đinh mão
        Lư trung HỎA
        1987
        TỐN
        KHÔN
        1928
        LY
        KIỀN
        Mậu thìn
        Đại lâm MỘC
        1988
        CHẤN
        CHẤN
        1929
        CẤN
        ĐOÀI
        Kỷ tị
        Đại lâm MỘC
        1989
        KHÔN
        TỐN
        1930
        ĐOÀI
        CẤN
        Canh ngọ
        Lộ bàng THỔ
        1990
        KHẢM
        CẤN
        1931
        KIỀN
        LY
        Tân mùi
        Lộ bàng THỔ
        1991
        LY
        KIỀN
        1932
        KHÔN
        KHẢM
        Nhâm thân
        Kiếm phong KIM
        1992
        CẤN
        ĐOÀI
        1933
        TỐN
        KHÔN
        Quý dậu
        Kiếm phong KIM
        1993
        ĐOÀI
        CẤN
        1934
        CHẤN
        CHẤN
        Giáp tuất
        Sơn đầu HOẢ
        1994
        KIỀN
        LY
        1935
        KHÔN
        TỐN
        Ất hợi
        Sơn đầu HOẢ
        1995
        KHÔN
        KHẢM
        1936
        KHẢM
        CẤN
        Bính tý
        Giang hà THỦY
        1996
        TỐN
        KHÔN
        1937
        LY
        KIỀN
        Đinh sửu
        Giang hà THỦY
        1997
        CHẤN
        CHẤN
        1938
        CẤN
        ĐOÀI
        Mậu dần
        Thành đầu THỔ
        1998
        KHÔN
        TỐN
        1939
        ĐOÀI
        CẤN
        Kỷ mão
        Thành đầu THỔ
        1999
        KHẢM
        CẤN
        1940
        KIỀN
        LY
        Canh thìn
        Bạch lạp KIM
        2000
        LY
        KIỀN
        1941
        KHÔN
        KHẢM
        Tân tị
        Bạch lạp KIM
        2001
        CẤN
        ĐOÀI
        1942
        TỐN
        KHÔN
        Nhâm ngọ
        Dương liễu MỘC
        2002
        ĐOÀI
        CẤN
        1943
        CHẤN
        CHẤN
        Quý mùi
        Dương liễu MỘC
        2003
        KIỀN
        LY
        1944
        KHÔN
        TỐN
        Giáp thân
        Tuyền trung THỦY
        2004
        KHÔN
        KHẢM
        1945
        KHẢM
        CẤN
        Ất dậu
        Tuyền trung THỦY
        2005
        TỐN
        KHÔN
        1946
        LY
        KIỀN
        Bính tuất
        Ốc thượng THỔ
        2006
        CHẤN
        CHẤN
        1947
        CẤN
        ĐOÀI
        Đinh hợi
        Ốc thượng THỔ
        2007
        KHÔN
        TỐN
        1948
        ĐOÀI
        CẤN
        Mậu tý
        Tích lịch HOẢ
        2008
        KHẢM
        CẤN
        1949
        KIỀN
        LY
        Kỷ sửu
        Tích lịch HOẢ
        2009
        LY
        KIỀN
        1950
        KHÔN
        KHẢM
        Canh dần
        Tòng bá MỘC
        2010
        CẤN
        ĐOÀI
        1951
        TỐN
        KHÔN
        Tân mão
        Tòng bá MỘC
        2011
        ĐOÀI
        CẤN
        1952
        CHẤN
        CHẤN
        Nhâm thìn
        Trường lưu THỦY
        2012
        KIỀN
        LY
        1953
        KHÔN
        TỐN
        Quý tị
        Trường lưu THỦY
        2013
        KHÔN
        KHẢM
        1954
        KHẢM
        CẤN
        Giáp ngọ
        Sa trung KIM
        2014
        TỐN
        KHÔN
        1955
        LY
        KIỀN
        Ất mùi
        Sa trung KIM
        2015
        CHẤN
        CHẤN
        1956
        CẤN
        ĐOÀI
        Bính thân
        Sơn hạ HOẢ
        2016
        KHÔN
        TỐN
        1957
        ĐOÀI
        CẤN
        Đinh dậu
        Sơn hạ HỎA
        2017
        KHẢM
        CẤN
        1958
        KIỀN
        LY
        Mậu tuất
        Bình địa MỘC
        2018
        LY
        KIỀN
        1959
        KHÔN
        KHẢM
        Kỷ hợi
        Bình địa MỘC
        2019
        CẤN
        ĐOÀI
        1960
        TỐN
        KHÔN
        Canh tý
        Bích thượng THỔ
        2020
        ĐOÀI
        CẤN
        1961
        CHẤN
        CHẤN
        Tân sửu
        Bích thượng THỔ
        2021
        KIỀN
        LY
        1962
        KHÔN
        TỐN
        Nhâm dần
        Kim bạch KIM
        2022
        KHÔN
        KHẢM
        1963
        KHẢM
        CẤN
        Quý mão
        Kim bạch KIM
        2023
        TỐN
        KHÔN
        1964
        LY
        KIỀN
        Giáp thìn
        Phúc đăng HOẢ
        2024
        CHẤN
        CHẤN
        1965
        CẤN
        ĐOÀI
        Ất tị
        Phúc đăng HOẢ
        2025
        KHÔN
        TỐN
        1966
        ĐOÀI
        CẤN
        Bín ngọh
        Thiên hà THỦY
        2026
        KHẢM
        CẤN
        1967
        KIỀN
        LY
        Đinh mùi
        Thiên hà THỦY
        2027
        LY
        KIỀN
        1968
        KHÔN
        KHẢM
        Mậu thân
        Đại trạch THỔ
        2028
        CẤN
        ĐOÀI
        1969
        TỐN
        KHÔN
        Kỷ dậu
        Đại trạch THỔ
        2029
        ĐOÀI
        CẤN
        1970
        CHẤN
        CHẤN
        Canh tuất
        Xoa xuyến KIM
        2030
        KIỀN
        LY
        1971
        KHÔN
        TỐN
        Tân hợi
        Xoa xuyến KIM
        2031
        KHÔN
        KHẢM
        1972
        KHẢM
        CẤN
        Nhâm tý
        Tang đố MỘC
        2032
        TỐN
        KHÔN
        1973
        LY
        KIỀN
        Quý sửu
        Tang đố MỘC
        2033
        CHẤN
        CHẤN
        1974
        CẤN
        ĐOÀI
        Giáp dần
        Đại khê THỦY
        2034
        KHÔN
        TỐN
        1975
        ĐOÀI
        CẤN
        Ất mão
        Đại khê THỦY
        2035
        KHẢM
        CẤN
        1976
        KIỀN
        LY
        Bính thìn
        Sa trung THỔ
        2036
        LY
        KIỀN
        1977
        KHÔN
        KHẢM
        Đinh tị
        Sa trung THỔ
        2037
        CẤN
        ĐOÀI
        1978
        TỐN
        KHÔN
        Mậu ngọ
        Thiên thượng HỎA
        2038
        ĐOÀI
        CẤN
        1979
        CHẤN
        CHẤN
        Kỷ mùi
        Thiên thượng HỎA
        2039
        KIỀN
        LY
        1980
        KHÔN
        TỐN
        Canh than
        Thạch lựu MỘC
        2040
        KHÔN
        KHẢM
        1981
        KHẢM
        CẤN
        Tân dậu
        Thạch lựu MỘC
        2041
        TỐN
        KHÔN
        1982
        LY
        KIỀN
        Nhâm tuất
        Đại hải THỦY
        2042
        CHẤN
        CHẤN
        1983
        CẤN
        ĐOÀI
        Quý hợi
        Đại hải THỦY
        2043
        KHÔN
        TỐN
        3. Về NGUYÊN TẮC PHÙ HỢP giữa QUÁI MỆNH và QUÁI TRẠCH: Người có Mệnh thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH nên ở nhà thuộc ĐÔNG TỨ TRẠCH; Người có Mệnh thuộc TÂY TỨ MỆNH nên ở nhà thuộc TÂY TỨ TRẠCH. Cả  bếp, cửa buồng, phòng…đều phải thuộc Đông hoặc Tây trạch để phù hợp với phi cung mệnh của gia chủ. 
        763C0F05D77D453B911A8A488A353161 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi
        Hình 1: BÁT QUÁI VÀ 24 SƠN
        Theo hình này:
        -       Vòng trong cùng là chỉ 8 hướng của Bát Quái theo Hậu Thiên.
        -       Vòng kế đó chính là 24 sơn. Những dấu chấm trên hình đó là để chỉ vị trí đặt  Bếp. Các dấu chấm tròn là vị trí Cát, chấm đen là Hung
        II. BÁT DU NIÊN
        Như ta đã biết, mỗi người chúng ta có 1 Quái Số riêng của mình (QUÁI MỆNH). Như vậy, khi ta đem Quái Mệnh của mình phối với 8 hướng (8 QUÁI TRẠCH) sẽ có 8 trường hợp xảy ra cho từng người, và 8 trường hợp đó ta gọi nôm na là BÁT SAN (hay BÁT DU NIÊN) như Bảng 3 dưới đây:
        Bảng 3
        QUÁI
        KIỀN
        ĐOÀI
        LY
        CHẤN
        TỐN
        KHẢM
        CẤN
        KHÔN
        KIỀN
        Phục vị
        Sinh khí
        Tuyệt mệnh
        Ngũ quỷ
        Họa hại
        Lục sát
        Thiên y
        Phúc đức
        ĐOÀI
        Sinh khí
        Phục vị
        Ngũ quỷ
        Tuyệt mệnh
        Lục sát
        Họa hại
        Phúc đức
        Thiên y
        LY
        Tuyệt mệnh
        Ngũ quỷ
        Phục vị
        Sinh khí
        Thiên y
        Phúc đức
        Họa hại
        Lục sát
        CHẤN
        Ngũ quỷ
        Tuyệt mệnh
        Sinh khí
        Phục vị
        Phúc đức
        Thiên y
        Lục sát
        Họa hại
        TỐN
        Họa hại
        Lục sát
        Thiên y
        Phúc đức
        Phục vị
        Sinh khí
        Tuyệt mệnh
        Ngũ quỷ
        KHẢM
        Lục sát
        Họa hại
        Phúc đức
        Thiên y
        Sinh khí
        Phục vị
        Ngũ quỷ
        Tuyệt mệnh
        CẤN
        Thiên y
        Phúc đức
        Họa hại
        Lục sát
        Tuyệt mệnh
        Ngũ quỷ
        Phục vị
        Sinh khí
        KHÔN
        Phúc đức
        Thiên y
        Lục sát
        Họa hại
        Ngũ quỷ
        Tuyệt mệnh
        Sinh khí
        Phục vị
        CÁT DU NIỆN gồm PHÚC ĐỨC (DIÊN NIÊN), THIÊN Y, SINH KHÍ và PHỤC VỊ . 4 cái còn lại là HUNG (xấu).
        Giải nghĩa các hướng để biết hướng tốt, xấu:
        * Hướng Tốt
        Sanh Khí: thuộc Tham lang tinh, Dương Mộc, Thượng kiết. Phàm cung mạng hiệp được phương Sanh Khí này lợi cho việc làm quan, làm ăn mau giàu, nhân khẩu tăng thêm, khách khứa tới đông, đến năm, tháng Hợi, Mẹo, Mùi thì được đại phát tài. Là hướng tốt nhất trong 4 hướng tốt, biểu hiện của sự thành công, danh tiếng, địa vị, giàu sang. Muốn hưởng được những sự tốt đẹp của hướng Sanh Khí này, tốt nhất là cửa chính của căn nhà ở vị trí này hoặc xoay về hướng này , hoặc phòng ngủ hay phòng làm việc của gia chủ ở tại vị trí này.
        Thiên Y: thuộc Cự môn tinh, Dương Thổ, Thượng kiết. Nếu vợ chồng hiệp mạng được cung Thiên y và tạo tác nhà cửa, đường ra vào được Phương này thì giàu có ngàn vàng, không tật bịnh, nhơn khẩu, ruộng vườn, súc vật được đại vượng, khoảng một năm có của. Đến năm, tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì phát tài. Là hướng biểu hiện cho sức khoẻ và sự sống lâu. Cho nên đây là vị trí tốt cho người nào trong nhà mà vấn đề sức khoẻ cần quan tâm. Ngoài ra, khoa Phong Thủy còn quan niệm Bếp là nơi cung cấp năng lượng, là nguồn gốc của sức khoẻ cho mọi người trong gia đình. Cho nên, Bếp hoặc nồi cơm điện nên đặt xoay miệng về hướng Thiên Y (về điều này, tôi sẽ đề cập đến khi đi vào chi tiết từng bộ phận bài trí trong nhà ).
        Diên Niên (Phước Đức): thuộc Võ khúc tinh, Dương Kim, Thứ kiết. Vợ chồng hiệp mạng được cung này, đường ra vào, phòng, nhà miệng lò bếp xoay vế phương Diên niên chủ về việc: trung phú, sống lâu, của cải, vợ chồng vui vẽ, nhơn khẩu, lục súc được đại vượng. Ứng vào năm, tháng Tỵ, Dậu, Sửu. Là vị trí ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình như: Tình cảm giửa vợ chồng, sự liên hệ giửa cha mẹ và con cái tốt đẹp, bền vững hay không, đều có thể tác động ở vị trí này; ngoài ra đây còn là cung Tình Duyên cho những người chưa lập gia đình. Đây là hướng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý, nếu trong nhà có con cái bị trắc trở về đường Tình Yêu.
        * Và đây cũng là vị trí dùng để cứu chữa cho đôi vợ chồng nào mà tình nghĩa đang trên đà gãy đổ.
        Ví dụ: một đôi vợ chồng đang có những chuyện cơm không lành, canh không ngọt, có thể đi đến chia tay. Để cứu chữa tình trạng này, 2 vợ chồng có thể dời phòng ngủ về căn phòng ở hướng Diên Niên.
        Phục Vì (Qui Hồn): thuộc Bồ chúc tinh, Âm Thủy, Thứ kiết. Phàm vợ chồng hiệp được cung Phục vì được Tiểu phú, Trung thọ, sanh con gái nhiều, con trai ít. Cửa lò bếp, trạch chủ nhà được phương Phục vì gặp năm có Thiên Ất Quy Nhơn đến Phục vì ắt sanh con quý, dễ nuôi (Muốn cầu con nên đặt lò bếp day miệng về hướng này). Là hướng có độ tốt trung bình: cuộc sống gia đình yên vui, no ấm. Nhà xây về hướng Phục Vì hoặc phòng ngủ của gia chủ ở vị trí này, nhà sẽ có con trai nhiều hơn con gái.
        *Theo người Việt thì đây là cung trung bình, nhưng trong Phong Thủy của người Hoa thì cung này tốt chẳng kém cung Sanh Khí là bao.
        * Hướng Xấu: 
        Tuyệt mạng: thuộc Phá quân tinh, Âm Kim, Đại hung. Bổn mạng phạm cung Tuyệt mạng có thể bị tuyệt tự, tổn hại con cái, không sống lâu, bịnh tật, thối tài, ruộng vườn súc vật bị hao mòn, bị người mưu hại (người hà bị mưu hại: thương nhơn khẩu). Ứng vào năm, tháng Tỵ, Dậu, Sửu. Đây là hướng xấu nhất trong 4 hướng. Không nên đặt cửa chính hoặc phòng ngủ ở vị trí này.
        Nhà xoay về hướng TUYỆT MẠNG sẽ đưa đến việc làm ăn suy sụp và có thể đi đến sự khánh tận; mất mát con cái và bệnh tật kinh niên.
        Vị trí này chỉ nên đặt Toilet, phòng tắm hoặc Bếp. Nói chung, những công trình phụ có thể đặt tại vị trí này để trấn áp Hung tinh. Nếu đặt Bếp ở đây, miệng Bếp phải xoay về 4 hướng tốt của gia chủ.
        Ngũ Quỷ (Giao chiến):Liêm trinh tinh, Âm Hỏa, Đại hung. Bị hỏa hoạn, bịnh tật, khẩu thiệt, hao mòn ruộng vườn, gia súc, thôi tài, tổn nhơn khẩu. Lâm nạn vào năm, tháng: Dần, Ngọ, Tuất. Đây là hướng mang đến những tai họa như bị trộm cắp, cháy nhà, mất việc. Trong gia đình, vợ chồng con cái thường bất hòa và hay tranh cãi với nhau. Ngoài xã hội, cũng thường hay bất hòa với đồng nghiệp. Bởi vậy, vị trí này đặt Toilet là hợp nhất, vì những tai họa sẽ bị nước cuốn trôi đi.
        Lục Sát (Du Hồn): thuộc Văn khúc tinh, Dương Thủy, Thứ hung.Nếu phương hướng nhà cửa phạm nhằm thì bị: mất của, cãi vã, hao mòn gia súc vườn ruộng, thương tổn người nhà. Ứng vào năm, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Đây là hướng chuyên gây nên những thất bại trong công việc làm ăn, bệnh tật, tai nạn và sự chết chóc. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân gây nên các chuyện tình cảm bất chính, phóng đãng.
        Vị trí này cũng chỉ để làm Toilet hoặc phòng chứa đồ thôi.
        Họa Hại (Tuyệt Thế): thuộc Lộc tồn tinh, Âm Thổ, Thứ hung. Phương hướng nhà cửa, cưới gả vân vân … phạm vào thì bị quan phi, khẩu thiệt, bịnh tật, của cải suy sụp, thương nhơn khẩu. Ứng hại vào năm, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Đây là hướng đưa đến sự khó khăn và thất thoát về tiền bạc. Vị trí này tốt nhất chỉ làm phòng chứa đồ đạc.
        Khi xây nhà chọn các hướng tốt cho những vị trí: Bếp (hướng bếp là hướng lưng người nấu) , cửa chính, bàn thờ, đầu giường… Chọn các hướng xấu cho các vị trí nhà vệ sinh, hầm tự hoại, sàn giặt… 

        Hướng tốt của một ngôi nhà làhướng cửa ra vào mở ra nhìn về hướng đó. Hướng tốt của bàn thờ là mặt tiền bàn thờ nhìn về hướng đó (khi đứng hành lễ, thân chủ quay mặt vào bàn thờ, tức là mặt thân chủ khi lễ nhìn về hướng ngược lại). Hướng tốt của một con người (của một quan chức) là khi người đó ngồi làm việc mặt nhìn về hướng tốt.
        1. 1.     Bát du niên ứng với từng QUÁI MỆNH: 
        MỆNH Kiền (Càn)

        MỆNH Khôn
         19 DOOL110318ThangPT02 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi

         20 DOOL110318ThangPT03 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi
        MỆNH Cấn

        MỆNH Tốn
         21 DOOL110318ThangPT04 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi

         22 DOOL110318ThangPT05 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi
        MỆNH Chấn

        MỆNH Ly
         23 DOOL110318ThangPT08 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi

         24 DOOL110318ThangPT09 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi
        MỆNH Khảm 

        MỆNH Đoái
         25 DOOL110318ThangPT08 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi

         26 DOOL110318ThangPT09 Phong thủy bát trạch   Hướng tốt xấu theo tuổi
         III. BỐN HƯỚNG TỐT (CÁT)
        Từ các khái niệm trên, chúng tôi chọn ra 4 HƯỚNG NHÀ TỐT phù hợp với từng NĂM SINH (dương lịch) như sau:
         Bảng 4: HƯỚNG NHÀ TỐT THEO NĂM SINH
        BẢNG 4.1
        NAM 1929 1938 1947 1956 1965 1974 1983 1992 2001
        NỮ 1927; 1930 1936; 1939 1945; 1948 1954; 1957 1963; 1966 1972; 1975 1981; 1984 1990; 1993 2009; 2012
        TỌA TÂY_NAM, HƯỚNG ĐÔNG_BẮC(từ 23 độ đến 66 độ): Được PHỤC VỊ. TỌA ĐÔNG_BẮC HƯỚNG TÂY_NAM(từ 203 đến 246 độ): Được SINH KHÍ. TỌA ĐÔNG, HƯỚNG TÂY(từ 248 đến 292 độ): Được DIÊN NIÊN (PHÚC ĐỨC). TỌA ĐÔNG_NAM, HƯỚNG TÂY_BẮC(từ 293 đến 336độ): Được THIÊN Y.
        BẢNG 4.2
        NAM 1930 1939 1948 1957 1966 1975 1984 1993 2002
        NỮ 1929 1938 1947 1956 1965 1974 1983 1992 2001
        TỌA ĐÔNG, HƯỚNG TÂY(từ 248 độ đến 292 độ): Được PHỤC VỊ. TỌA ĐÔNG_NAM, HƯỚNG TÂY_BẮC(từ 293 đến 337 độ): Được SINH KHÍ. TỌA TÂY_NAM, HƯỚNG ĐÔNG_BẮC(từ 23 đến 67 độ): Được DIÊN NIÊN (PHÚC ĐỨC). TỌA ĐÔNG_BẮC, HƯỚNG TÂY_NAM(từ 203 đến 247độ): Được THIÊN Y.
        BẢNG 4.3
        NAM 1931 1940 1949 1958 1967 1976 1985 1994 2003
        NỮ 1928 1937 1946 1955 1964 1973 1982 1991 2000
        TỌA ĐÔNG_NAM, HƯỚNG TÂY_BẮC(từ 293 độ đến 337 độ): Được PHỤC VỊ. TỌA ĐÔNG, HƯỚNG TÂY(từ 248 đến 292 độ): Được SINH KHÍ. TỌA ĐÔNG_BẮC, HƯỚNG TÂY_NAM (từ 203 đến 247 độ): Được DIÊN NIÊN (PHÚC ĐỨC). TỌA TÂY_NAM, HƯỚNG ĐÔNG_BẮC (từ 23 đến 67độ): Được THIÊN Y.
        BẢNG 4.4
        NAM 1932; 1935 1941; 1944 1950; 1953 1959; 1962 1968; 1971 1977; 1980 1986; 1989 1995; 1998 2004; 2007
        NỮ 1924 1933 1942 1951 1960 1969 1978 1987 1996
        TỌA ĐÔNG_BẮC, HƯỚNG TÂY_NAM(từ 203 độ đến 247 độ): Được PHỤC VỊ. TỌA TÂY_NAM, HƯỚNG ĐÔNG_BẮC(từ 23 đến 67 độ): Được SINH KHÍ. TỌA ĐÔNG_NAM, HƯỚNG TÂY_BẮC (từ 293 đến 337 độ): Được DIÊN NIÊN (PHÚC ĐỨC). TỌA ĐÔNG, HƯỚNG TÂY (từ 248 đến 292độ): Được THIÊN Y.
        BẢNG 4.5
        NAM 1933 1942 1951 1960 1969 1978 1987 1996 2005
        NỮ 1926 1935 1944 1953 1962 1971 1980 1989 1998
        TỌA TAY_BẮC, HƯỚNG ĐÔNG _NAM(từ 113 độ đến 157 độ): Được PHỤC VỊ. TỌA NAM, HƯỚNG BẮC(từ 338 đến 22 độ): Được SINH KHÍ. TỌA TÂY, HƯỚNG ĐÔNG (từ 68 đến 112 độ): Được DIÊN NIÊN (PHÚC ĐỨC). TỌA BẮC, HƯỚNG NAM (từ 158 đến 202độ): Được THIÊN Y.
        BẢNG 4.6
        NAM 1934 1943 1952 1961 1970 1979 1988 1997 2006
        NỮ 1934 1943 1952 1961 1970 1979 1988 1997 2006
        TỌA TÂY, HƯỚNG ĐÔNG (từ 68 đến 112 độ): Được  PHỤC VỊ. TỌA BẮC, HƯỚNG NAM (từ 158 đến 202độ): Được SINH KHÍ. TỌA TAY_BẮC, HƯỚNG ĐÔNG _NAM(từ 113 độ đến 157 độ): Được DIÊN NIÊN (PHÚC ĐỨC). TỌA NAM, HƯỚNG BẮC(từ 338 đến 22 độ): Được THIÊN Y.
        BẢNG 4.7
        NAM 1936 1945 1954 1963 1972 1981 1990 1999 2008
        NỮ 1932 1941 1950 1959 1968 1977 1986 1995 2004
        TỌA NAM, HƯỚNG BẮC(từ 338 đến 22 độ): Được PHỤC VỊ. TỌA TAY_BẮC, HƯỚNG ĐÔNG _NAM(từ 113 độ đến 157 độ): Được SINH KHÍ. TỌA BẮC, HƯỚNG NAM (từ 158 đến 202độ): Được DIÊN NIÊN (PHÚC ĐỨC). TỌA TÂY, HƯỚNG ĐÔNG (từ 68 đến 112 độ): Được THIÊN Y.
        BẢNG 4.8
        NAM 1937 1946 1955 1964 1973 1982 1991 2000 2009
        NỮ 1931 1940 1949 1958 1967 1976 1985 1994 2003
        TỌA BẮC, HƯỚNG NAM (từ 158 đến 202độ): Được PHỤC VỊ. TỌA TÂY, HƯỚNG ĐÔNG (từ 68 đến 112 độ): Được SINH KHÍ. TỌA NAM, HƯỚNG BẮC(từ 338 đến 22 độ): Được DIÊN NIÊN (PHÚC ĐỨC). TỌA TAY_BẮC, HƯỚNG ĐÔNG _NAM(từ 113 độ đến 157 độ): Được THIÊN Y.
        IV. MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHÁC:  HƯỚNG NHÀ: Là Hướng của đường thẳng VUÔNG GÓC với Mặt Trước nhà. MẶT TRƯỚC: Là Mặt nhà có chứa Cửa Chính. TOẠ SƠN: Là Hướng của đường thẳng VUÔNG GÓC với Mặt Sau nhà. MẶT SAU: Còn gọi là Mặt Lưng nhà, là Mặt đối diện với Mặt Trước nhà. HƯỚNG CỬA, CỔNG: Là Hướng của đường thẳng đi qua TÂM NHÀ và TÂM CỬA, CỔNG – là một ĐIỂM nằm trong một CUNG (9 Cung). LẬP CỰC: Là xác định TÂM NHÀ.
        CHÚ THÍCH: Ngoài việc định HƯỚNG CỬA theo BÁT DU NIÊN nói trên, người ta còn xem xét theo các TIÊU CHÍ sau (nếu một hướng cửa vừa đạt CÁT DU NIÊN lại vừa đạt được CÁT theo hướng dưới đây thì TUYỆT VỜI):
        Theo bát quái đồ, mỗi hướng đều có ý nghĩa riêng khi mở cửa chính cho ngôi nhà. Hướng của cửa chính có liên quan đế sự may rủi của chủ nhà.

        Theo quan niệm của thuật phong thuỷ, chủ nhà sẽ gặp may mắn khi cửa của ngôi nhà được mở theo một trong các hướng sau đây:
        - Cửa mở sang hướng Bắc có thể giúp chủ nhà thành công hơn trong sự nghiệp.
        - Cửa mở sang hướng Nam có thể giúp chủ nhà trở nên nổi tiếng hơn.
        - Cửa mở sang hướng Đông giúp gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
        - Cửa mở sang hướng Tây, thuận lợi về đường con cái.
        - Cửa mở sang hướng Đông Bắc, chủ nhà là người có trí tuệ và đạt được thành tích cao về mặt học thuật.
        - Cửa mở sang hướng Tây Bắc, các thành viên trong gia đình đều có hướng phát triển tốt về sự nghiệp do quý nhân giúp đỡ.
        - Cửa mở sang hướng Đông Nam thì gia đình may mắn về đường tài lộc.
        - Cửa mở sang hướng Tây Nam thì chủ nhà sẽ gặp may mắn về đường tình duyên.
        Tất nhiên, khi chọn hướng cửa, ngoài việc tham khảo các gợi ý trên, bạn cần căn cứ theo hướng tốt nhất của mình tính theo mệnh cung (cung phi).
        Ví dụ:  
        Quái số của bạn là 9_cung LY thì hướng tốt nhất của bạn cho việc làm ăn là hướng ĐÔNG, vì đó là hướng Sanh Khí trên bảng của Quái số 9.
        Nếu bạn chưa kết hôn cần tìm người bạn đời hay người yêu thì bạn nên dùng hướng BẮC, vì đó là Hướng Diên Niên của Quái số 9 trên bảng.
        Nếu bạn cần về vấn đề sức khoẻ thì hãy chọn hướng ĐÔNG NAM, vì đó là hướng Thiên Y của Quái số 9 trên bảng.
        Nếu bạn cần củng cố việc học hành, hay đạt sư hài hòa với mọi người thì hãy chú ý đến hướng NAM, vì đó là cung Phục Vì của Quái số 9 vậy.

        Trong phần phân định phương hướng hay các cung cho 1 căn nhà, giả sử căn nhà có dạng hình vuông, hình chữ nhật, đầy đặn không bị lồi lõm thì quá tốt rồi. Nhưng trên thực tế, có nhiều trường hợp_mà nhất là ở các vùng nông thôn VN ta_nhà xây dựng có dạng chữ L , chữ T và thậm chí có nhà còn xây hình như chữ U nữa. Với những trường hợp như thế, khi ta chia ô để xác định cung cho từng vị trí trong nhà, sẽ khuyết đi 1 hoặc 2 cung, và điều mà chúng ta nói đến hôm nay là  việc gì sẽ xảy ra khi căn nhà có 1 hay nhiều cung bị khuyết
        CUNG KHIẾM KHUYẾT : 
        Khi kiến trúc của một căn nhà không được vuông vắn thì sẽ đưa đến tình trạng 1 trong 8 cung bị khuyết. Tùy theo cung nào bị khiếm khuyết mà gia chủ sẽ bị yếu kém hoặc trở ngại trong lĩnh vực đó.
        Theo trường phái Phong Thủy Tây Tạng thì 8 cung Bát quái, mỗi cung sẽ ảnh hưởng 1 lĩnh vực như sau :
        -       Cung CÀN  : hướng Tây Bắc, ảnh hưởng đến lĩnh vực Quý Nhân của gia chủ. Cũng như là những người nâng đỡ, giúp đỡ mình trong cuộc sống. Hay là những khách hàng nếu đó là 1 cơ sỏ kinh doanh.
        -       Cung KHẢM : hướng Bắc, ảnh hưởng đến Sự Nghiệp của gia chủ. Nơi đây cũng có thể coi như là nơi ảnh hưởng đến nghề nghiệp của gia chủ và những người trong nhà.
        -       Cung CẤN   : hướng Đông Bắc, ảnh hưởng đến vấn đề Kiến Thức. Tác động nơi đây là tác động đến sự học tập của những người sống trong nhà.
        -       Cung CHẤN : hướng ĐÔNG, ảnh hưởng đến Gia Đạo. Nơi đây ảnh hưởng đến tất cả những mối tương quan giữa những người trong nhà với nhau.
        -       Cung TỐN   : hướng Đông Nam, ảnh hưởng đến TÀI LỘC. Khi việc làm ăn của bạn gặp vấn đề xin hãy nghĩ ngay đến cung này, hay khi tài chính khó khăn hãy tác động đến nó.
        -       Cung LY     : hướng Nam, ảnh hưởng đến DANH TIẾNG- ĐỊA Vị. Những ai làm công tác nghiên cứu, nghệ thuật, thì cung này rất quan trọng.
        -       Cung KHÔN : hướng Tây Nam, ảnh hưởng đến TÌNH YÊU- HÔN NHÂN. Hạnh Phúc gia đình đều ở đây, ai đã lập gia đình xin chú ý đến cung này. Những ai chưa lập gia đình cần tìm Tình Yêu, cũng xin tác động nó.
        ĐẶC BIỆT :  Năng lượng THỔ ở cung này có sức ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các cung còn lại
        -       Cung ĐOÀI : hướng Tây, ảnh hưởng đến con cái, cũng có thể là nhân viên, người làm. Khi bạn muốn tốt cho con cái hãy tác động cung này của nhà minh, và xem đứa con đó là con trai gái, thứ mấy trong nhà, đối chiếu với Bát Quái sở thuộc bên trên rồi tác động thêm cung đó.
        Biết được ảnh hưởng của các cung Bát Quái và Bát Quái sở thuộc, ta sẽ dễ dàng hóa giải những khiếm khuyết của nhà.
        CÁCH HÓA GIẢI:
        Theo quan niệm của khoa Phong Thủy, khi 1 cung bị khiếm khuyết, chúng ta sẽ làm cho nó “hiện hữu ” bằng cách đặt ngay tại góc này 1 trong những thứ sau đây :
        -       1 hàng rào thấp.
        -       1 cây đèn, loại đèn ngoài trời.
        -       1 cái cây, 1 bụi hoa hay 1 bồn hoa.
        -       1 cột nước phun, 1 hòn non bộ hay 1 bức tượng.
        -       1 giàn hoa.
        -       Làm thêm phòng hay patio ở phần bị khuyết.
        Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sửa đổi, đặt thêm, tỷ như nhà ở chung cư chẳng hạn. Hay các nhà bên nước ngoài, do hạn chế bởi luật lệ, muốn xây thêm ngoài vườn cái gì cũng đâu tự ý làm được. Khi không điều chỉnh bên ngoài được, chúng ta có thể điều chỉnh bên trong bằng 1 trong những phương cách sau :
        - Gắn kiếng mặt trong những vách tường của phần bị khuyết.
        - Nếu 2 mặt vách tường của phần bị khuyết này có cửa sổ: Hãy treo quả cầu thủy tinh nhỏ ở cửa sổ, và chưng thêm cây tươi tốt ở gần cửa sổ để hấp dẫn Sinh Khí.
        *** Quả cầu thủy tinh : Là 1 công cụ Hóa Sát rất hay trong Phong Thủy. Đó là 1 quả cầu làm bằng Pha Lê, được cắt nhiều mặt để tạo độ phản chiếu. Khi có ánh nắng rọi xuyên qua, nó sẽ phản chiếu vào nhà lấp lánh đủ 7 sắc màu như 7 sắc cầu vồng vậy. Quả cầu thủy tinh có thể biến đổi những tia Ác Khí rọi vào nhà thành những tia Sinh Khí.
        -       Tác động vào cung bị khiếm khuyết trong các phòng mà cung này không bị khiếm khuyết.
        Ví dụ: Căn nhà bị thiếu cung TÀI LỘC ở Đông Nam, thì nên tác động vào tất cả các cung TÀI LỘC của các phòng còn lại trong nhà.
        LƯU Ý:  Tùy theo Ngũ Hành của cung bị khiếm khuyết là Hành gì mà chọn những vật có Ngũ Hành hợp hay tương sinh với nó mà thiết trí.
        Ví Dụ : Nhà khuyết góc Tây Nam thuộc hành THỔ, thì nên đặt 1 bức tượng là hành THỔ, hoặc 1 cây đèn là hành HỎA, để HỎA sinh THỔ.
        Lời kết:
        Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều việc nhỏ nhặt mà chúng ta không để ý đến. Nhưng có đôi khi, những chuyên nhỏ ấy lại làm thay đổi cả cuộc sống của chúng ta mà chúng ta không hề biết. Chẳng hạn, khi chúng ta dời cái giường ngủ, hay xê dịch cái bàn làm việc ở văn phòng. Làm sao chúng ta hiểu được rằng, từ sự dời đổi vô tình đó, gia đình đang yên vui bỗng nhiên trở nên sóng gió bởi những chuyện không đâu. Hay là công việc làm ăn đang thuận lợi, đều đặn bỗng nhiên bao chuyện khó khăn, rắc rối ập đến. Đó chỉ là những việc nhỏ là dời giường, dịch bàn, nếu là những việc lớn như xây lồi ra thêm 1 phòng nữa thì các anh chị, các bạn nghĩ sao?
        Cho nên NCD tôi khuyên các bạn: khi muốn xây thêm 1 căn phòng hay làm thêm 1 cái vườn hoa cho đẹp thì hãy:  Cố gắng đừng để kiến trúc nhà trở thành dạng lồi lõm!
        Nếu phần làm thêm ở sau nhà, hãy làm bằng hết chiều ngang nhà. Nếu phần làm thêm ở bên hông, hãy làm bằng hết chiều dài nhà. Được như thế, thì coi như ta chỉ nới rộng diện tích nhà, chứ không thay đổi kiểu dáng nhà thành bất thường .